- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Tại sao có kinh lại đau bụng?
Tại sao có kinh lại đau bụng?
-
Cập nhật lần cuối: 26-09-2017 08:22:34
-
Đa phần nữ giới khi tới chu kỳ kinh nguyệt đều có hiện tượng đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội thường gặp nhất là những bạn gái mới dậy thì. Đau bụng kinh có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và đời sống sinh hoạt của nữ giới. Vậy tại sao có kinh lại đau bụng?
Cứ mỗi lần tới ngày “đèn đỏ” là chị Mỹ Hạnh ( 26 tuổi, nhân viên ngân hàng) lại có cảm giác sợ hãi. Tháng nào cũng vậy cứ tới chu kỳ kinh là chị lại đau bụng dữ dội, mặt tái nhợt, người vã mồ hôi. Khi đi khám thì bác sĩ chẩn đoán chị không mắc bệnh gì cả, nhưng chị vẫn cảm thấy rất lo lắng.
Cũng giống như trường hợp của chị Hạnh, bạn Phương ( 21 tuổi, sinh viên đại học Hà Nội) cứ đến chu kì kinh là bạn lại đau quằn quại, cơn đau thường kéo dài từ 2-3 ngày bạn phải uống thuốc giảm đau mới khỏi. Mỗi lần như vậy bạn phải nghỉ học ở nhà, vì nhiều lần bạn từng bị ngất do quá đau bụng.
Đau bụng kinh dường như đã trở thành “ác mộng” kinh niên của chị em phụ nữ. Đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh là tình trạng đau vùng hạ vị, xuất hiện trước hoặc sau chu kì kinh. Tình trạng này thường gặp ở những nữ giới còn trẻ, có người đau vài giờ là khỏi nhưng cũng có người cơn đau kéo dài vài ngày. Đây là hiện tượng bình thường ở chị em phụ nữ khi tới chu kì kinh nguyệt.
Có hai loại đau bụng kinh, đau bụng kinh nguyên phát (thường gặp ở những bạn gái mới dậy thì) và đau bụng kinh thứ phát (thường gặp ở phụ nữ sinh đẻ).
Tại sao có kinh lại đau bụng?
Theo các chuyên gia phòng khám sản phụ khoa Hưng Thịnh, đau bụng kinh thường do rất nhiều nguyên nhân có thể do yếu tố nội tiết, mắc bệnh phụ khoa, gen di truyền hoặc do các yếu tố từ ngoại cảnh như môi trường, vận động mạnh cũng gây ra tình trạng đau bụng kinh ở nữ giới.
Các nguyên nhân gây đau bụng kinh thường gặp
Do mắc các bệnh phụ khoa như, u xơ tử cung, u nang cơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc đặt vòng tránh thai trong tử cung cũng có thể gây đau bụng kinh.
Những bất thường ở tử cung: Tình trạng tử cung co thắt kéo dài, khó có thể thả lỏng ở vị trí bình thường gây đau bụng trong thời kì kinh nguyệt. Tử cung phát triển không bình thường dẫn tới thiếu oxi ở tử cung. Tử cung co thắt không bình thường, các cơ tử cung thiếu máu dẫn tới sự co thắt các cơ gây đau bụng. Hoặc ống cổ tử cung quá hẹp, cản trở sự lưu thông của kinh nguyệt gây đau bụng trong những ngày “đèn đỏ”.
Các nguyên nhân gây đau bụng kinh khác
Do gen di truyền, mẹ từng có tiền sử đau bụng kinh nên con gái có nguy cơ dễ đau bụng kinh. Yếu tố nội tiết, do sự gia tăng của progesterone, nội mạc tử cung và hàm lượng prostaglandin trong máu kinh tăng lên tác động tới tử cung làm chúng co lại gây ra tình trạng đau bụng. Nhiều trường hợp do quá mãn cảm, sợ hãi với chứng đau bụng kinh.
Yếu tố môi trường, không khí không tốt hoặc các chất thải từ khu công nghiệp, nhà máy như xăng dầu, khí thải cũng có thể gây đau bụng kinh. Vận động mạnh, cảm gió trong chu kì kinh cũng có nguy cơ gây đau bụng kinh.
Các bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh cho rằng: Đau bụng kinh thường không điều trị bằng thuốc mà chỉ cần dùng các phương pháp đơn giản có thể giảm cơn đau. Có thể uống nước gừng hoặc chườm đá có thể giảm cơn đau nhanh chóng. Không nên uống giảm đau vì ảnh hưởng tới khả năng sinh sản cũng như gây ra những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.
Ngoài ra, để phòng tránh đau bụng kinh nên bổ sung một số loại thực phẩm có vị chua giúp hỗ trợ trong việc giảm cơn đau bụng kinh. Có thể sử dụng một số bài thuốc đông y như cao ích mẫu, ngải cứu hoặc một số bài tập đơn giản cũng làm giảm đau bụng kinh nhanh chóng.
Đau bụng kinh kéo dài do rất có thể mắc các bệnh phụ khoa, nếu không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Vì vậy, khi có những triệu chứng của đau bụng kinh cần tới ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ điều trị và chẩn đoán bệnh sớm nhất.
Trên đây là những chia sẻ về vấn đề tại sao có kinh lại đau bụng, nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy gọi tới đường dây nóng 0386.977.199 hoặc chát trực tiếp với các chuyên gia để được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, bạn có thể đăng kí khám online miễn phí để được hưởng các ưu đãi của phòng khám.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Đau bụng liên tục mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là bị bệnh gì?
Đối với các chị em thì mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là một nỗi ám ảnh bởi rất nhiều người phải chịu những cơn đau bụng liên tục ở giai đoạn này. Tuy nhiên ở mỗi người thì tình trạng đau...Xem chi tiết
-
Triệu chứng (dấu hiệu) sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái
Triệu chứng sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái là kiến thức cơ bản mà các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, cũng như các bà mẹ có con gái trong độ tuổi này cần biết. Việc nắm vững các...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh có quan hệ được không?
Nhiều chị em bị rong kinh đều có chung một thắc mắc đó là bị rong kinh có quan hệ được không? Việc rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh...Xem chi tiết
-
Cách làm kinh nguyệt nhanh hết - Rút ngắn ngày (vòng) kinh
Không ai thích chu kỳ đèn đỏ của mình kéo dài, chính vì thế cách làm kinh nguyệt hết nhanh chóng là điều mà rất nhiều chị em muốn biết. Thực chất, có nhiều người suy nghĩ, chu kỳ kinh nguyệt...Xem chi tiết
-
Cách xác định chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Việc xác định chính xác ngày kinh nguyệt có thể giúp chị em phòng tránh những tai nạn bất ngờ cũng như giúp chị em có những biện pháp chăm sóc hợp lý. Nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là...Xem chi tiết
-
Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu Chữa đau bụng kinh như thế nào? Theo các chuyên gia, ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hạn chế đau bụng kinh một cách ...Xem chi tiết