Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt

Lượt xem: 40852

Chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới không chỉ là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều chị em, mà những vấn đề bất thường của chu kỳ kinh nguyệt có thể trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của nữ giới. Tìm hiểu các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, sẽ giúp các chị em có những thông tin cần thiết để có những giải pháp ứng phó và khắc phục kịp thời.

Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt

Các vấn đề hay gặp về chu kỳ kinh nguyệt

Theo ý kiến của các chuyên gia: Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới có thời gian khoảng từ 22- 35 ngày. Lượng máu trung bình của một chu kỳ kinh nguyệt khoảng từ 20 – 80ml. Máu kinh của nữ giới thường có màu đỏ sậm.

Tuy nhiên, một số nữ giới thường gặp phải các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: Kinh nguyệt thưa, kinh nguyệt dày, rong kinh, thống kinh, tắc kinh… Những biểu hiện của các vấn đề bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm: kinh nguyệt thất thường, đến sớm hoặc đến muộn, lượng máu kinh quá ít hoặc rất nhiều, đau bụng kinh… Sau đây là những phân tích cụ thể của các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh về những vấn đề của chu kỳ kinh nguyệt như sau:

Chu kỳ kinh nguyệt thưa

Chu kỳ kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những vấn đề mà rất nhiều nữ giới thường xuyên gặp phải. Thông thường một chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới sẽ kéo dài khoảng từ 22 – 35 ngày và số lượng máu kinh trung bình từ 20 – 80ml. Tuy nhiên với những nữ giới có chu kỳ kinh nguyệt thưa, thì thời gian của một chu kỳ kinh nguyệt sẽ kéo dài quá 35 ngày. Thậm chí, một số chị em còn có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài tới hai tháng và lượng máu kinh trong các kỳ kinh nguyệt rất ít (thường gọi là kinh nguyệt ra ít).

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng kinh nguyệt thưa, trong đó bao gồm:

- Tuyến yên và tuyến đồi có thể chi phối trực tiếp hoạt động của buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vây, khi hoạt động của tuyến yên và tuyến đồi dưới trong não bộ bất thường, có thể dẫn tới tình trạng thưa kinh.

- Tâm lý căng thẳng: Theo các chuyên gia, tâm lý căng thẳng mệt mỏi khiến cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động chậm chạp và kém hiệu quả, buồng trứng của nữ giới cũng không ngoại lệ. Đồng thời, cẳng thẳng kéo dài còn có thể dẫn tới việc mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể và dẫn tới tình trạng thưa kinh.

- Hoạt động của buồng trứng kém hiệu quả: Nếu buồng trứng của bạn bị đa nang hoặc trứng ít rụng, có thể dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt bị thưa.

- Vấn đề thể chất: Muốn duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường khỏe mạnh, nữ giới cần có một sức khỏe tốt và cần cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu chế độ dinh dưỡng của bạn không hợp lý, bạn có nguy cơ phải đối mặt với tình trạng kinh nguyệt thưa.

Kinh nguyệt thưa ở nữ giới là một trong những biểu hiện cho thấy tỷ lệ thụ thai của các chị em bị giảm và còn tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất cao.

Chu kỳ kinh nguyệt dày

Chu kỳ kinh nguyệt dày hay còn gọi là đa kinh, đây được hiểu là hiện tượng nữ giới có thời gian diễn ra một chu kỳ kinh nguyệt ngắn dưới ba tuần, và lượng máu kinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt thường tiết ra với số lượng lớn trên 80 ml (thường hay gọi là ra nhiều kinh).

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng kinh nguyệt dày là: Nang noãn của nữ giới trưởng thành quá sớm do rối loạn nội tiết tố, các bệnh về buồng trứng, vấn đề tâm lý, thể chất và môi trường sống…

Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài (Rong kinh)

Rong kinh là một trong những hiện tượng chu kỳ kinh nguyệt bất thường, thường gặp ở rất nhiều chị em phụ nữ. Biểu hiện của hiện tượng rong kinh gồm có: Kinh nguyệt kéo dài trên bảy ngày và số lượng máu kinh trên 80ml.

Có hai loại rong kinh là: Rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể.

- Rong kinh cơ năng là hiện tượng thường diễn ra vào giai đoạn đầu và cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nguyên nhân dẫn tới rong kinh cơ năng chủ yếu là do: Trong hai giai đoạn này, nội tiết tố của nữ giới hoạt động không ổn định, dẫn tới những hiện tượng bất thường của chu kỳ kinh nguyệt.

- Rong kinh thực thể: Là một trong những biểu hiện của các dạng tổn thương trong cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm: Cổ tử cung, tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể nếu không được điều trị sớm, không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn có thể dẫn vô sinh ở nữ giới.

Thống kinh

Thống kinh hay còn gọi là đau bụng kinh, đây là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.

Đau bụng kinh có nhiều mức độ khác nhau. Một số chị em chỉ gặp phải những cơn đau âm ỉ khó chịu. Một số lại phải hứng chịu những cơn đau dữ dội đến choáng ngất.

Đau bụng kinh có hai loại bao gồm đau bụng kinh cơ năng và đau bụng kinh thực thể.

- Đau bụng kinh cơ năng: Chủ yếu diễn ra trong giai đoạn nữ giới ở tuổi dậy thì và tiền mãn kinh. Đây là giai đoạn nữ giới có đặc điểm nội tiết tố phát triển không ổn định, khiến cho chu kỳ kinh nguyệt thất thường và kèm theo thống kinh.

- Đau bụng kinh thực thể: Theo các chuyên gia, đau bụng kinh cơ năng chủ yếu diễn ra trong khoảng ba năm đầu và ba năm cuối của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu ngoài thời điểm đó mà bạn vẫn bị đau bụng kinh thường xuyên, thì đó là rong kinh thực thể. Rong kinh thực thể được hiểu là hiện tượng rong kinh diễn ra do những tổn thương tại tử cung, cổ tử cung, buồng trứng… Rong kinh thực thể có thể đe dọa trực tiếp tới sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới.

Không có chu kỳ kinh nguyệt

Theo các chuyên gia, vô kinh là hiện tượng nữ giới đã bước vào tuổi trưởng thành mà vẫn không có kinh nguyệt, hoặc đã từng có kinh nguyệt nhưng 6 tháng liền không xuất hiện hiện tượng kinh nguyệt.

Có hai loại vô kinh là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát là hiện tượng nữ giới bẩm sinh không có chu kỳ kinh nguyệt, do không có sự phóng noãn trong cơ thể. Nguyên nhân dẫn tới vô sinh nguyên phát thường do những tổn thương thực thể tại vùng đồi dưới của não bộ hoặc cơ qua sinh dục kém phát triển. Tùy theo nguyên nhân của vô kinh nguyên phát, mà có những biện pháp điều trị riêng biệt như: Vật lý trị liệu, cân bằng tâm lý, tiểu phẫu hoặc sử dụng thuốc kích thích phóng noãn….

Vô kinh thứ phát là hiện tượng nữ giới đã từng có kinh nguyệt, nhưng vì lý do nào đó mà 6 tháng liền không có chu kỳ kinh nguyệt trở lại. Vô kinh thứ phát chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân như: Những bệnh lý tại tử cung, niêm mạc tử cung, buồng trứng, tuyến yên...Hoặc từ những nguyên nhân như: Căng thẳng kéo dài, dinh dưỡng không hợp lý, nội tiết tố không ổn định, thiếu máu, nhiễm độc mãn tính…

Theo các chuyên gia, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới có mối quan hệ mật thiết với khả năng sinh sản của các chị em. Chính vì vậy khi gặp các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt, nữ giới nên chủ động đi khám và điều trị. Ngoài ra, khám phụ khoa 6 tháng một lần cũng là giải pháp giúp nữ giới phát hiện ra các bất thường và có những biện pháp chăm sóc và bảo vệ cơ thể.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về các vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Nữ giới nên tham khảo và lưu ý những thông tin trên để góp phần bảo vệ sức khỏe, cũng như khả năng sinh sản của mình. Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: 0386.977.199 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Các vấn đề về chu kì kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  249 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?