Rong kinh ở phụ nữ, nguyên nhân gây bệnh rong kinh là gì?

Lượt xem: 79432

Rong kinh là gì? Bệnh rong kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt, bệnh rong kinh gây ra nhiều ảnh hưởng về cả tâm lý và sức khỏe của chị em phụ nữ. Bài viết này chúng ta cũng tìm hiểu về bệnh rong kinh ở phụ nữ là gì? Cách khắc phục ra sao?

Bệnh rong kinh ở phụ nữ là gì? Thế nào là rong kinh?

Kinh nguyệt biểu hiện hoạt động của buồng trứng và tử cung, như vậy rối loạn kinh nguyệt bởi rong kinh là một biểu hiện của sự rối loạn buồng trứng. Buồng trứng rối loạn thì ngày rụng trứng, chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ có những xáo trộn, khả năng thụ thai khó đạt kết quả như mong đợi. Nếu để tình trạng này kéo dài chị em dễ bị vô sinh, hiếm muộn.

Bệnh rong kinh là bệnh gì?

Trên thực tế, rong kinh là hiện tượng phổ biến mà chị em phụ nữ thường gặp, nhưng chị em vẫn chưa hiểu đúng về bệnh này. Vậy bệnh rong kinh ở phụ nữ là gì?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường của chị em dao động trong khoảng 28-35 ngày, ngày hành kinh 3-5 ngày và lượng máu trung bình mất đi là 40-60 ml/chu kỳ. Còn nếu số ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày, lượng máu mất đi hơn 80ml/ chu kỳ thì chị em được xác định là bị rong kinh.

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà người ta chia rong kinh thành 2 loại rong kinh thực thể (do thay đổi trong sinh lý) và rong kinh cơ năng (do bệnh lý). Theo các thầy thuốc Đông y thì cho rằng nguyên nhân của bệnh rong kinh là do toàn thân và nguyên nhân tại chỗ (những thương tổn tại bào cung).

Bệnh rong kinh làm chị em đau bụng dữ dội và mất nhiều máu

Do kinh nguyệt kéo dài quá lâu, máu kinh mất đi nhiều, sự mất máu này làm cơ thể chị em rơi vào tình trạng thiếu sắt trầm trọng. Có thể thấy được sắc mặt người bệnh xanh xao, cơ thể yếu, mệt mỏi, khó thở, chóng mặt và nhịp tim nhanh. Những chị em bị rong kinh thì có Hemoglobin trong máu thấp.

Đa phần nếu cung cấp một chế độ ăn uống đẩy đủ, bổ sung sắt thì có thể cung cấp lượng sắt đủ cho cơ thể. Tuy nhiên với những trường hợp mất máu nhiều thì cần phải bổ sung thêm thuốc uống theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bị rong kinh kéo dài nhiều ngày thường chị em luôn phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và liên tục.

Bệnh rong kinh nguy hiểm như thế nào?

Bệnh rong kinh có nguy hiểm không? Đang là thắc mắc của rất nhiều chị em mắc phải hiện tượng rong kinh. Trong bài viết này các chuyên gia phụ khoa của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp những thắc mắc, lo lắng này giúp các chị em.

Bệnh rong kinh có nguy hiểm không?

Khi bị rong kinh, nhiều chị em nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường và cho rằng do mình căng thẳng, thay đổi môi trường liên tục, dùng thuốc kháng sinh, giảm đau hoặc tránh thai khẩn cấp..., nên mới bị rong kinh. Nhưng một số lại khá lo lắng và xin tư vấn của bác sĩ phụ khoa để biết “rong kinh có nguy hiểm không? Tại sao lại bị rong kinh dù vệ sinh sạch sẽ, không quan hệ trong kỳ nguyệt? Và làm thế nào để hết rong kinh?”.

Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài hơn 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường là 40 – 60ml/chu kỳ) hoặc chảy máu ở giữa chu kỳ. Theo thống kê có khoảng 30% phụ nữ sẽ bị rong kinh ở bất kỳ thời điểm nào đó trong cuộc đời. Và nguyên nhân gây rong kinh ở mội người là khác nhau nên sẽ có những cách trị rong kinh khác nhau.

Bản thân rong kinh có thể không gây hại nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của một sự rối loạn nào đó trong cơ thể. Và nó sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe phụ nữ nếu không được điều trị và phòng ngừa hiệu quả.

Nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ

Rong kinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân, khoảng 50% trong số đó xuất phát từ bệnh u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, nhiễm khuẩn, dùng thuốc không đúng chỉ định… và nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân rong kinh ở phụ nữ là đo đâu: Thường là những tác động nào đó làm cho cơ thể chị em bị rối loạn nội tiết, điều này dẫn tới tình trạng rong kinh. Vậy bệnh rong kinh và nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ là gì?

Nguyên nhân gây rong kinh ở phụ nữ

Vợ chồng chị Lan có quan hệ nhiều hơn từ khi anh đi công tác 3 tháng trở về, tuy nhiên anh chị có quan hệ cả khi chị Lan đang có kinh nguyệt. Từ sau lần đó thì chị bị rong kinh kéo dài tới cả chục ngày, vợ chồng chị hoang mang và lo lắng, không hiểu có phải là do như thế nên chị Lan mới gặp tình trạng bất thường trên hay không. Chị Lan chia sẻ: “Vợ chồng em mới cưới, anh ấy lại đi công tác xa nhà, nên chúng em có gần gũi nhiều hơn, giờ em đang bị rong kinh, em rất lo lắng. Xin hỏi bác sĩ trường hợp của em thì nguyên nhân gây rong kinh là gì?

Câu hỏi của chị Lan cũng là những thắc mắc chung của rất nhiều bạn trẻ, các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh xin được giải đáp cụ thể như sau:

Rong kinh được xác định chính xác nếu cơ thể chị em bị mất đi lượng kinh nguyệt nhiều hơn 80ml/ chu kỳ, ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Thường những khi chị em mắc bệnh rong kinh thì về ban đêm cũng như ban ngày, kinh nguyệt ra rất nhiều, chị em phải thay băng liên tục. Mệt mỏi, thở dốc, máu kinh đóng thành cục lớn, bụng dưới đau âm ỉ.

Bởi lượng máu ra nhiều lại kéo dài nên cơ thể người bệnh thường xanh xao, khó thở có biểu hiện của thiếu máu. Nhiễm trùng cơ quan sinh sản từ rong kinh thường chiếm tỷ lệ cao, không những thế tâm lý của chị em bị ảnh hưởng lớn trong những ngày này, cảm giác sợ hãi và âu lo tăng cao.

Tình trạng rong kinh gặp phổ biến ở những bạn gái tuổi dậy thì hoặc những cô, những mẹ trong tuổi tiền mãn kinh, những đối tượng này bị rong kinh không phải là điều bất thường vì nội tiết trong cơ thể chưa ổn định. Kể từ khi dậy thì, phải mất khoảng vài năm để thì chu kỳ kinh nguyệt sẽ đều đặn trở lại, với những chị em tuổi tiền mãn kinh, kinh nguyệt sẽ giảm dần và hết.

Rong kinh có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sau:

- Nguyên nhân rong kinh cơ năng:

Tuổi dậy thì và tiền mãn kinh sẽ thường gặp hiện tượng rong kinh kèm theo những bất thường như chu kỳ kinh nguyệt thưa, hành kinh kéo dài, mất kinh... Hai năm đầu tuổi dậy thì thường các bạn nữ có vòng kinh không đều nhau do không có sự phóng noãn, rong kinh có khi cón kèm theo cường kinh. Hiện tượng không phóng noãn khiến estrogen tăng lên, không có hoàng thể và không có hiện tượng nội mạc tử cung bị bong ra. Do vậy mà nội mạc tử cung cứ tăng sinh và dầy lên, máu không đủ nuôi nên bị hoại tử bong tróc khiến máu kinh nhiều và rong dài ngày mới hết.

- Nguyên nhân gây rong kinh thực thể:

Do tử cung, buồng trứng có những tổn thương từ những bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, polyp tử cung, buồng trứng đa nang, u bướu sợi tử cung, ung thư…

U xơ tử cung do rong kinh bạn không nên chủ quan. Biểu hiện là khối u nhỏ, cảm giác đau trằn bụng dưới rối loạn tiêu hóa và rong kinh. Điều trị u xơ tử cung kịp thời sẽ giúp hạn chế tỷ lệ sảy thai, vô sinh.

Trường hợp của chị Lan, rất có thể là bị rối loạn kích thích tố. Có lẽ do lâu ngày vợ chồng gặp nhau nên quan hệ với tần suất nhiều hơn bù lại những ngày tháng phải nhịn. Tuy nhiên trong những ngày trứng rụng và cả hành kinh các bạn vẫn quan hệ, nên những ngay hành kinh vẫn cứ kéo dài. Điều này là do sự cân bằng giữa hai kích thích tố nữ estrogen và progesterone bị xáo trộn, việc rụng trứng và tạo màng nhày ở tử cung cũng bị ảnh hưởng nên mang tử cung sẽ bị dày lên quá độ và bong tróc gây nên máu kinh nhiều và kéo dài.

Những vấn đề về tâm lý, căng thẳng, áp lực, ăn uống hay do quá trình tập luyện, phẫu thuật, chấn thương…đều cũng có thể gây ra rong kinh cho bạn.

Hãy đến những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được khám, nhận biết đúng nguyên nhân và tình trạng bệnh của bạn sẽ giúp bạn có được những phương pháp điều trị phù hợp và khắc phục được tình trạng trên.

Biểu hiện và biến chứng nguy hiểm của rong kinh

Biểu hiện: Chu kỳ kinh nguyệt không bình thường, kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày; phải thay BVS nhiều lần trong ngày; máu kinh không bình thường, gồm những cục máu đông to và có màu đỏ đen; đau bụng dưới liên tục..., kèm theo đó là những triệu chứng của bệnh thiếu máu, mệt mỏi, hơi thở ngắng và thở dốc liên tục... Đây đều là những biểu hiện cơ bản nhất của chứng rong kinh – rong huyết.

Biến chứng: Rong kinh tuy không nguy hiểm, nhưng nó lại là “đèn báo hiệu” cho những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm mà chị em có nguy cơ mắc phải. Nếu không để ý những biến đổi bất thường của kinh nguyệt, các chị em sẽ bỏ qua thời kỳ chữa bệnh tốt nhất và bệnh có thể để lại biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng chị em có thể gặp phải từ chứng rong kinh:

- Thiếu máu do thiếu chất sắt: Trong máu chứa rất nhiều chất sắt, mà khi lượng máu kinh mất đi quá nhiều sẽ khiến chị em bị thiết hụt chất sắt, do đó khi tới kỳ nguyệt sự, nhất là khi bị rong kinh, chị em thường thấy mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, hơi thở ngắn, chân tay rã rời….

- Đau bụng dữ dội suối thời kỳ rong kinh.

- Gây một số bệnh phụ khoa nguy hiểm như u, ung thư và có nguy cơ gây vô sinh – hiếm muộn.

- Toxic shock syndrome: là một hội chứng nhiễm trùng cấp tính rất nguy hiểm, thường là do dùng tampon để trong âm đạo lâu quá 8 tiếng đồng hồ. Triệu chứng gồm có sốt rất cao, tiêu chảy, đau cổ họng, cảm thấy rất yếu ớt, tay chân tróc da, huyết áp xuống thấp gây nguy hiểm.

Cách điều trị và tự chăm sóc khi bị rong kinh

Cách điều trị: Khi bị rong kinh kéo dài và ặp đi lặp lại nhiều chu kỳ, chị em nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên môn có uy tín đề được tư vấn và điều trị kịp thời. Tùy mức độ chảy máu nhiều hay ít và tình trạng mất máu nặng hay nhẹ, bác sĩ có thể cho người bệnh nhập viện để truyền máu và điều trị theo căn bệnh, hoặc có thể chỉ định thuốc để người bệnh dùng ở nhà. Những trường hợp chảy máu nhiều có thể cần đến phương pháp giải phẫu.

Tự chăm sóc khi rong kinh: Các chị em có thể dùng những cách dưới đây để cảm thấy dễ chịu hơn và giúp bác sĩ chữa bệnh có hiệu quả hơn:

- Nghỉ ngơi hoàn toàn nếu bạn ra máu quá nhiều. Nếu kèm theo triệu chứng đau bụng có thể chườm nóng hoặc đắp gừng tươi.

- Ghi lại con số băng vệ sinh đã dùng để bác sĩ có thể ước lượng số máu bị mất. Nếu dùng tampon, nên thay thường xuyên ít nhất là mỗi 4 giờ.

- Không uống thuốc aspirin vì thuốc này có thể làm tăng chẩy máu.

- Uống thêm chất sắt sau khi hỏi ý kiến bác sĩ.

- Giữ sức khỏe tổng quát bằng cách ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, tập thể dục thường xuyên, tránh stress nếu có thể.

Không nên chủ quan khi bị bệnh rong kinh

Chị Thanh Hoa, 25 tuổi, bị rong kinh kéo dài cả chục ngày nhưng chị không đi khám, đến khi cơ thể mệt mỏi và lả đi vì bị mất máu quá nhiều chị đi khám phụ khoa thì mới biết được bị hội chứng buồng chứng đa nang. “Tôi bị rong kinh cũng vài lần rồi, những lần trước cũng tự hết sau khoảng hai tuần, tôi nghĩ do căng thẳng làm thay đổi nội tiết nên mới bị rong kinh. Tôi không đi khám vì cho rằng ăn uống nghỉ ngơi là kinh nguyệt ổn định trở lại”.

Rong kinh là một tình trang nguy hiểm bởi nó có thể là dấu hiệu của một trong các bệnh phụ khoa sau: u xơ tử cung, u xơ cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang…Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh khuyên bạn nên đi khám sớm khi thấy những triệu chứng bất thường để tránh những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới sau này.

Cách khắc phục bệnh rong kinh

Chị em bị rong kinh nếu là do những tổn thương thực thể thì cần được điều trị theo phác đồ bác sĩ đưa ra. Với những chị em rong kinh do ảnh hưởng của thuốc tránh thai thì nên ngừng thuốc, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một biện pháp tránh thai an toàn khác.

Cùng với liệu trình điều trị thì chị em nên giữ một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng, ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt, vitamin B, ăn nhiều rau quả…Một sự nghỉ ngơi khoa học rất cần thiết trong lúc này.

Trên đây là những giải đáp về bệnh rong kinh ở phụ nữ là gì? Cách khắc phục ra sao?. Nếu cần tư vấn trực tiếp về vấn đề trên bạn có thể gọi theo số hotline các bác sĩ Phòng khám Hưng Thịnh luôn sẵn lòng giúp bạn. Hoặc bạn có thể đến khám tại Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Đánh giá: 
Rong kinh ở phụ nữ, nguyên nhân gây bệnh rong kinh là gì?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  205 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?