- Trang chủ /
- Sức Khỏe Giới Tính /
- Kiến thức thai nghén /
- Các chú ý khi mang thai tháng thứ 7
Các chú ý khi mang thai tháng thứ 7
-
Cập nhật lần cuối: 26-05-2018 14:15:15
-
Mỗi một giai đoạn của thai kỳ lại là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự phát triển của bé yêu, cơ thể của bạn sẽ mỗi lúc mỗi khác và quan trọng là bạn cảm nhận được sự chuyển động của con yêu khi bào thai lớn lên từng ngày. Mang thai tháng thứ 7 cũng là một trong những dấu mốc quan trọng đó, đây là giai đoạn cuối thai kỳ nên các mẹ cần đặc biệt chú ý về chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và tập luyện để tạo bước bứt phá cho bé phát triển toàn diện nhất. Vậy các mẹ đã biết mình cần làm những gì chưa? Hãy cùng các bác sĩ của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chia sẻ điều đó nhé!
Mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?
Mang thai tháng thứ 7 mẹ bầu cần chú ý gì?
Thai nhi tháng thứ 7 và những biến đổi trong cơ thể mẹ
Thai nhi đang dần hoàn thiện vào tháng thứ 7
Thời điểm bạn đang mang thai tháng thứ 7, con yêu của bạn đã nặng chừng hơn 1kg, mắt của bé đã có thể mấp máy, lông mi cũng bắt đầu hình thành, bé sẽ nhìn thấy mờ mờ ánh sáng quanh thành tử cung của mẹ, cơ bắp vững chãi hơn, phổi bé cũng đã hít thở được không khí. Điều tuyệt vời hơn là não của bé trong giai đoạn này sẽ liên tục hoàn thiện, hàng triệu noron thần kinh đang phát triển trong não.
Mang thai tháng thứ 7, mẹ bầu cần chú ý đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn để phát hiện tình trạng sức khỏe thai nhi trong giai đoạn hoàn thiện này.
Có một số dấu hiệu thai kỳ ở tháng thứ 7 mới xuất hiện như: cảm giác tê bị chân tay, có mẹ còn gặp hiện tượng chuột rút. Khi bạn vận động, bạn thấy cảm giác tê bì giảm bớt thì có thể bạn mắc hội chứng “RLS”- chân không nghỉ. Đây là hiện tượng thường thấy ở các mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ, các mẹ có thể làm giảm bớt hiện tượng này bằng cách xoa bóp chân tay, vận động hợp lý và đúng cách. Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ sự tư vấn của các bác sĩ và dùng thuốc để cải thiện.
Sự thay đổi trong cơ thể của mẹ khi mang thai tháng thứ 7
Sự thay đổi của con yêu trong bụng mẹ cũng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong cơ thể của mẹ. Bước sang giai đoạn mang thai tháng thứ 7, bạn sẽ thấy hiện tượng ợ nóng kèm theo tình trạng táo bón quay trở lại. Nếu thấy những biểu hiện này, bạn cũng đừng quá lo lắng nhé.
Các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh
Cũng trong thời gian này, tử cung giãn nở to hơn, tạo điều kiện cho bệnh trĩ hình thành, có nhiều mẹ sẽ thấy phần hậu môn sưng phồng và ngứa, rát khó chịu. Để giảm bớt hiện tượng này, mẹ bầu hãy ngâm hậu môn trong nước ấm hoặc chườm lạnh sau đó bôi thuốc chống sưng cho dễ chịu hơn, tránh việc ngồi hoặc đứng quá lâu, mẹ bầu cũng nên kết hợp thể dục nhẹ nhàng, vừa cải thiện táo bón lại vừa tốt cho việc sinh bé sau này.
Mang thai tháng thứ 7 cần chú ý những gì?
Mang thai tháng thứ 7 nên ăn gì?
Đến thời điểm này thì bạn cũng quen với việc thừa nhận thân hình của mình đã “sồ sề” hơn rất nhiều, những bước đi cũng trở nên nặng nề hơn, cân nặng vẫn tiếp tục tăng cho đến khi bạn bước sang tháng thứ 9 của thai kỳ.
Có lẽ trong giai đoạn này, những thực phẩm bổ dưỡng, thực phẩm giàu chất béo là nỗi ám ảnh đáng sợ của các mẹ bầu. Nhưng theo những nghiên cứu khoa học thì: mang thai tháng thứ 7, thai nhi có hàng tỷ tế bào thần kinh ở não đang phát triển và cơ thể bé cần một lượng mỡ để chuẩn bị cho việc thích nghi với việc chào đời sắp tới. Chính vì thế mà các mẹ cần bổ sung thêm axit béo trong thực đơn của mình. Điều này rất đơn giản, bạn chỉ cần tăng thêm một chút dầu ăn thực vật vào các món ăn hay những lúc rảnh rỗi, bạn có thể nhâm nhi chút hạt hướng dương hay hạt bí, đây là những loại hạt giàu chất béo rất tốt cho bé trong giai đoạn này.
Mẹ cũng cần bổ sung thêm canxi cho con yêu khi mang thai ở tháng thứ 7 này để giúp hệ xương của bé cứng cáp và khỏe mạnh hơn. Những thực phẩm giàu canxi mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy đó là: sữa chua, phô mai, tôm rang cả vỏ hoặc cua…
Những thực phẩm không nên ăn khi đang mang bầu tháng thứ 7
Đồ ăn mặn
Để giảm thiểu tối đa hiện tượng phù nề những tháng cuối thai kỳ, đặc biệt là khi đang mang bầu tháng thứ 7, các mẹ có thể tăng cường uống nhiều nước và hạn chế hấp thụ natri vào cơ thể, tránh xa các đồ ăn chứa nhiều muối như dưa chua, đồ muối đóng hộp…
Đồ ăn cay nóng
Như đã nói ở trên, mang thai tháng thứ 7 có hiện tượng táo bón quay trở lại kèm theo những dấu hiệu sưng, ngứa ở vùng hậu môn vì thế bạn nên tránh xa những đồ ăn cay, nóng.
Đồ ăn nhanh
Đồ ăn nhanh rất dễ gây chướng bụng, khó tiêu, nhất là những đồ chế biến tại các hàng quán như: xúc xích, nem chua, chả cá chiên, bò viên… thường dùng dầu ăn thừa để chiên lại nhiều lần, không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
Các chất kích thích như café, bia, rượu…
Những chất này không chỉ kiêng với mẹ bầu mang thai thai tháng thứ 7 mà còn phải kiêng trong suốt thời gian thai kỳ. Nếu bà bầu sử dụng quá nhiều những chất kích thích này trong thời gian mang bầu thì sẽ có nguy cơ sinh non hoặc sảy thai hoặc không thì sẽ gây ra những dị tật bẩm sinh cho bé.
Tập luyện thích hợp
Nhiều bà bầu mang thai tháng thứ 7 thường lười vận động vì cơ thể nặng nề, điều này không tốt chút nào. Nếu bạn không thích đi bộ thì có thể nghĩ tới hình thức tập luyện khác. Một trong những số đó là tập tạ. Có lẽ nhiều mẹ bầu sẽ ngạc nhiên vì điều này, nhưng đây là bài tập cực kỳ hữu ích cho các mẹ trong những tháng cuối mang thai. Bạn vận động cơ bắp của mình với tạ có trọng lượng nhỏ và vừa sức, tránh những động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa.
Tập yoga cũng là gợi ý hay cho mẹ bầu thời điểm này, tuy nhiên bạn cần phải rất kiên trì thì mới có thể theo được. Bạn nên đến phòng tập yoga để được sự hướng dẫn của những người có kinh nghiệm.
Chế độ nghỉ ngơi và làm việc hợp lý
Trong những tháng thai kì tháng thứ 7, mẹ bầu không nên thức khuya hay hay làm việc quá sức để tránh ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, giữ cho mình luôn ở tâm trạng thoải mái.
Trong thời gian mang thai tháng thứ 7, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục nhưng bạn cần lưu ý chọn đúng tư thế yêu và quan hệ nhẹ nhàng, cẩn thận, tránh động tác thô bạo sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Nếu bạn thấy xuất hiện các cơn co thắt, đau sau khi quan hệ kéo dài thì nên đến bệnh viện ngay để tránh xảy ra các biến chứng đáng tiếc.
Trên đây là những lưu ý hết sức quan trọng cho mẹ bầu đang mang thai ở tháng thứ 7, các mẹ cần nắm rõ những thông tin này và áp dụng hợp lý để bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh, đặc biệt đối với những mẹ mang thai lần đầu thì lại cần phải chú ý hơn. Mọi ý kiến thắc mắc khác, bạn liên hệ theo số hotline 0386.977.199 hoặc để được tư vấn thêm.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Que thử rụng trứng bao nhiêu tiền, mua ở đâu tốt?
Que thử rụng trứng bao nhiêu tiền, mua ở đâu tốt? Đây là dụng cụ đơn giản giúp cho những người phụ nữ đang mong có con có thể xác định chính xác thời gian mà cơ thể xuất hiện hiện tượng rXem chi tiết
-
Thực hư độ chính xác của cách thử thai không cần que
Thực hư độ chính xác của cách thử thai không cần que là như thế nào? Có thể nhận thấy một vài năm trở lại đây các cách thử thai không cần que đang dần nổi lên. Bởi họ cho rằng đây là...Xem chi tiết
-
Mang thai tháng thứ 9 mẹ bầu cần chú ý những gì
Mang thai tháng thứ 9, em bé của bạn đã có sự ổn định về cân nặng, chiều dài cơ thể và sẵn sàng nhất cho việc ra ngoài gặp mẹ! Sự ổn định về cân nặng và chiều dài cơ thể của bé...Xem chi tiết
-
Làm thế nào để biết mang thai
Nhận biết các dấu hiệu mang thai là điều không quá khó, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều chị em lúng túng trong vấn đề này. Thế nên, câu hỏi làm thế nào để biết mang thai vẫn cần có lời giải...Xem chi tiết
-
Que thử thai 2 vạch đậm có phải đã mang thai? Có hình ảnh thật
Bình thường chị em nào cũng biết, que thử thai 2 vạch đậm là dấu hiệu rõ ràng thông báo đã mang thai., Tuy nhiên, một số trường hợp que thử thai 2 vạch hiện lên nhưng khi đi làm xét nghiệm tại...Xem chi tiết
-
Thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày?
Đã có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu về thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày, hầu hết các nghiên cứu này đều có một số điểm chung nhất như sau: Chọn đúng ngày rụng trứng Yêu vào...Xem chi tiết