Mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?

Lượt xem: 23401

Mang thai ở tháng thứ 8 là khoảng thời gian cả cơ thể mẹ và thai nhi đều có những thay đổi đáng kể. Vậy mẹ bầu đã biết phải làm gì khi mang thai tháng thứ 8 chưa? Hãy cùng nghe các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chia sẻ các thông tin sau nhé!

Mang thai tháng thứ 7 và những điều cần biết

Dấu hiệu sắp sinh em bé

Đang mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?

Sự thay đổi kỳ diệu của con yêu trong bốn tuần của tháng thứ 8

Tuần thứ 29 của thai kỳ, bé nặng khoảng 1,4 kg với chiều dài khoảng 40cm, lúc này xung quanh bé sẽ có khoảng 0,8l nước ối bao quanh và lượng nước ối này sẽ giảm dần khi cơ thể của bé phát triển lên thêm. Thị lực của bé vẫn tiếp tục được hoàn thiện.

Tuần thứ 30: cơ thể bé khoảng 1,5kg, chiều dài cơ thể khoảng 40,6cm, bé bắt đầu đạp nhiều hơn trong bụng bạn, có thể quay đầu từ bên này sang bên kia, cơ thể bé cũng đầy đặn hơn do lượng axit béo mà mẹ cung cấp tích tụ dưới da.

Tuần thứ 31: thai nhi bắt đầu phát triển nhanh hơn, bé đạt khoảng 1,7kg với chiều dài cơ thể khoảng 42,3cm. Khối lượng của bé chiếm nhiều không gian trong tử cung.

Tuần thứ 32: bé nặng hơn 1,8kg và dài hơn 43cm, lúc này cơ thể bé đã cứng cáp hơn.

Cùng với sự thay đổi của bé là những thay đổi trong cơ thể mẹ.

Các mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 8 sẽ có những thay đổi nhất định như sau:

- Bạn sẽ cảm thấy cơ thể khó chịu, mệt mỏi, đặc biệt là những lúc mất ngủ.

- Tử cung sẽ co thắt tạo nên những cơn đau, tuy nhiên những cơn đau này không kéo dài (chỉ khoảng 30s), nếu những cơn đau kéo dài thì bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ vì rất có thể bạn sẽ có khả năng sinh non.

- Cơ thể nặng nề, việc di chuyên trở nên khó khăn hơn.

- Đau lưng, chân tay tê bì, nhiều mẹ bầu còn bị tụt huyết áp.

- Táo bón quay lại, hậu môn sưng đau và ngứa, rát.

Mẹ bầu nên làm gì khi mang thai ở tháng thứ 8?

Suốt khoảng thời gian mang thai, đặc biệt là mang thai tháng thứ 8, các mẹ lúc nào cũng phải chú đến chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để bé yêu của bạn phát triển tốt nhất. Qua từng tháng, thai nhi sẽ có sự thay đổi nhất định, vì thế chế độ dinh dưỡng của bạn cũng cần thay đổi, cần phải biết thời điểm nào là thích hợp để bổ sung thêm dưỡng chất đáp ứng nhu cầu cơ thể bé.

Mách mẹ chế độ dinh dưỡng trong tháng thứ 8 của thai kỳ

Thời gian này, thai bắt đầu chiếm phần lớn không gian trong tử cung khiến cho tử cung đẩy lên cơ hoành, chèn vào dạ dày làm bạn thường xuyên bị ợ nóng và táo bón. Chính vì thế, bạn cần bổ sung nhiều chất xơ bằng cách ăn tăng lượng rau, củ, quả; bên cạnh đó bạn cũng phải uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày (ít nhất là 2 lít nước/ngày). Bạn nên tránh những đồ ăn khó tiêu như: các chất béo, các đồ ăn nhanh, các chất quá nhiều đạm…, nên chia nhỏ các bữa ăn và ăn thường xuyên hơn.

Mẹ bầu mang thai tháng thứ 8 cũng cần chú ý ăn đầy đủ chất dinh dưỡng trong từng bữa ăn, đảm bảo con yêu được cung cấp đủ các dưỡng chất như: axit folic, canxi, vitamin…

Uống nước dừa khi mang thai ở tháng thứ 8, nên hay không nên?

Nước dừa rất tốt cho mẹ bầu, nhưng không phải uống nước dừa ở mọi thời điểm của thai kỳ đều tốt. Các bác sĩ chỉ định rằng: trong 3 tháng đầu tiên mang thai bạn không nên uống nước dừa, bạn chỉ nên uống vào thời điểm khoảng 3 tháng giữa. Như vậy, khi bạn mang thai tháng thứ 8 bạn có thể uống nước dừa thoải mái.

Nước dừa có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa táo bón, cải thiện các vấn đề về bệnh đường tiêu hóa, hơn nữa nước dừa rất giàu axit lauric khi đưa vào cơ thể mẹ sẽ chuyển hóa thành monolaurin giúp kháng khuẩn, chống lại các loại virut để bảo vệ tốt nhất cho mẹ và bé.

Chế độ tập luyện khi mang thai tháng thứ 8

Đến thời điểm mang thai tháng thứ 8, bụng của bạn đã to lên rất nhiều, cơ thể bạn trở nên nặng nề hơn rất nhiều vì thế những bài tập vận động nhiều không còn phù hợp nữa. Phù hợp nhất trong thời điểm này là tập yoga nhẹ nhàng chờ đến ngày sinh, bạn nên đến phòng tập để được các chuyên gia ở đây hướng dẫn tập sao cho phù hợp.

Lưu ý nhỏ cho các mẹ đó là: trước khi tập khoảng 1h đồng hồ, bạn nên ăn nhẹ chút gì đó để tránh tụt huyết áp trong quá trình tập. Sau khi tập luyện xong, tiếp tục ăn nhẹ để nạp thêm nặng lượng trong vòng 1h sau đó.

Quan hệ tình dục khi mang thai tháng thứ 8, nên hay không nên?

Bà bầu mang thai tháng thứ 8 thường giảm nhu cầu trong chuyện chăn gối, nếu có quan hệ tình dục thì bạn cũng cần hết sức chú ý không để dương vật hoặc tinh dịch của chồng vào tử cung vì có thể dẫn đến việc co thắt tử cung gây sinh non.

Chọn tư thế quan hệ an toàn, tránh việc đè nặng hoặc tạo áp lực lên phần bụng của mẹ bầu, bạn có thể chọn tư thế nằm song song, vợ nằm trên chồng hoặc tư thế ngồi… để em bé trong bụng được bảo vệ tốt nhất.

Những điều cần làm khác mà mẹ bầu nên biết

- Nghỉ ngơi hợp lý và điều độ, tránh căng thẳng.

- Tránh những chuyến đi xa dài ngày.

- Tránh ngồi lâu một chỗ.

- Khám thai định kỳ để biết sức khỏe của bé có những thay đổi như thế nào.

Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn cận ngày chào đời của bé vì thế các mẹ cần đặc biệt chú ý để cơ thể bé phát triển cứng cáp, khỏe mạnh và đạt được cân nặng lý tưởng nhất. Mọi thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 0386.977.199 hoặc để được tư vấn và giải đáp cụ thể.

Đánh giá: 
Mang thai tháng thứ 8 cần làm gì?
Điểm trung bình:  7.6 /  10 (  94 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?