Tại sao lại có kinh nguyệt?

Lượt xem: 44623

Tại sao lại có kinh nguyệt: Kinh nguyệt là biểu hiện sinh lý bình thường ở chị em phụ nữ. Thế nhưng không hẳn ai cũng biết về điều này, rất nhiều câu hỏi gửi về cho phòng khám chúng tôi.

Tại sao lại có kinh nguyệt?

Làm mẹ là thiên chức cao cả của người phụ nữ bởi thế việc xuất hiện kinh nguyệt bắt đầu từ tuổi dậy thì là một trong những lẽ tự nhiên của sinh lý cơ thể. Kinh nguyệt xuất hiện báo hiệu sự hoàn thiện của buồng trứng và đánh dấu khả năng mang thai của chị em. Vậy có khi nào bạn nữ thắc mắc tại sao lại có kinh nguyệt không?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ

Bạn có biết chu kỳ kinh nguyệt của chị em đều có liên quan mật thiết tới chu kỳ lên xuống của mặt trăng không? Theo nghiên cứu thì trung bình chu kỳ kinh nguyệt dao động 28-30 ngày trừ một số trường hợp đặc biệt chu kỳ kinh ngắn 21 ngày và chu kỳ kinh nguyệt dài 35 ngày. Vì chu kỳ kinh nguyệt cũng lên xuống đều đặn theo chu kỳ mặt trăng nên trong dân gian ta thường gọi những ngày hành kinh là ngày “đến tháng”.

Phái nữ khi đến tuổi dậy thì đều có kinh nguyệt, độ tuổi bắt đầu có là từ 14-16 tuổi và chu kỳ kinh nguyệt sẽ được duy trì cho đến khi chị em ở tuổi trung niên. Như vậy kinh nguyệt gắn liền với tất cả chị em phụ nữ gần như nửa cuộc đời và là một phần tất yếu, không thể tách rời.

Khi đến ngày hành kinh (ngày hành kinh kéo dài 3-5 ngày) máu kinh nguyệt chảy ra từ âm đạo và khá nhiều chị em gặp phiền toái với chứng đau bụng kinh. Tùy cơ địa từng người mà có người đau ít, cơn đau âm ỉ kéo dài hay có người đau quặn thành từng cơn. Các bác sĩ cho biết tử cung co bóp để tống máu kinh ra ngoài là nguyên nhân gây ra đau bụng kinh. Đau bụng kinh thông thường xảy tra trước và trong ngày hành kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của chị em thường ít dao động và nó ổn định vào tuổi hoạt động sinh dục. Lượng máu kinh mỗi chu kỳ mất đi khoảng từ 40-80 ml/ chu kỳ là điều hoàn toàn bình thường.

Vì sao lại có kinh nguyệt

Kinh nguyệt xuất hiện theo chu kỳ mỗi tháng một lần, máu kinh màu đỏ sẫm, không đông và có mùi hôi nồng chứ không tanh như máu bình thường.

Cơ chế của kinh nguyệt dựa trên sự hoạt động của một hệ thống gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng.

Chính xác chị em có thể hiểu rằng máu kinh là do sự bong tróc lớp nội mạc tử cung – một hệ quả từ sự tụt giảm đột ngột hormone estrogen và Progesteron. Sự hình thành kinh nguyệt trải qua 4 giai đoạn: nang noãn, đang phóng noãn, giai đoạn hoàng thể và hành kinh:

- Giai đoạn nang noãn: hormone estrogen đang ngày càng tăng dần về lượng, hormone làm niêm mạc tử cung (lớp nội mạc tử cung) dầy lên, mạch máu cũng tăng lên nhiều hơn.

- Giai đoạn phóng noãn: Có một noãn phát triển tại buồng trứng đã đủ “chín” và được phóng ra. Khi noãn di chuyển theo vòi trứng tiến về buồng tử cung (đã thay đổi để chuẩn bị đón trứng), lúc này lượng hormone estrogen cũng bắt đầu giảm.

- Giai đoạn hoàng thể: hormone progesterone được tiết ra với nhiệm vụ là giúp trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung. Hormone này khiến nội mạc tử cung ứ máu, phát triển mô, có nhiều protein và đường…

- Giai đoạn hành kinh: Noãn không được thụ tinh sẽ không về buồng tử cung làm tổ và vì thế hormone progesterone cũng sẽ giảm dần, niêm mạc tử cung thoái hóa và bong ra, chất dịch đỏ thẫm chảy ra âm đạo được gọi là máu kinh nguyệt

Nghiên cứu cho thấy cứ tính từ khi trứng rụng, nếu trứng không thụ tinh thì chính xác sau 14 ngày sẽ xuất hiện kinh nguyệt. Máu kinh nguyệt là một hỗn hợp của các dịch nhầy tử cung, cổ tử cung, vòi trứng, âm đạo, là một chất dịch không đông, mùi hôi nồng, máu thực sự chỉ chiếm 40%.

Có nhiều bạn nữ quá tuổi dậy thì mà chưa có kinh nguyệt, đây thực sự là vấn đề đáng lo ngại, nếu đến tuổi trưởng thành không có kinh nguyệt chứng tỏ những có những bất thường trong cấu tạo cơ quan sinh dục hoặc rối loạn các hormone nội tiết. Trường hợp như thế này các bác sĩ liệt vào tình trạng vô kinh nguyên phát.

Như vậy kinh nguyệt báo hiệu sức khỏe sinh sản của nữ giới, không có kinh nguyệt là không có trứng rụng và chị em không thể mang thai được. Chị em tuổi sinh đẻ nếu có những bất thường nào về chu kỳ kinh nguyệt, đặc điểm máu kinh đều cần phải đi khám phụ khoa để có những điều trị kịp thời.

Bạn có thể tìm hiểu thêm để biết rõ hơn về vấn đề tại sao lại có kinh nguyệt? bằng cách liên lạc trực tiếp với các chuyên gia Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh qua số hotline: . Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

Đánh giá: 
Tại sao lại có kinh nguyệt?
Điểm trung bình:  7.7 /  10 (  90 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?