Hiện tượng không ra kinh nguyệt

Lượt xem: 46939

Hiện tượng không ra kinh nguyệt hay còn gọi là tắt kinh là hiện tượng xuất hiện ở một số phụ nữ bởi không phải ai sinh ra cũng may mắn có một vòng kinh đều đặn, khỏe mạnh.

Hiện tượng không ra kinh nguyệt

Vậy hiện tượng “trái quy luật” này là do đâu? Và nó có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của chị em phụ nữ?

Nguyên nhân của hiện tượng không ra kinh nguyệt

Trường hợp không có kinh phân thành 2 loại nguyên phát và thứ phát.

1. Tắt kinh nguyên phát:

- Tắt  kinh nguyên phát: là để chỉ trường hợp quá 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh. Nguyên nhân thường gặp là do bất thường trong giải phẫu sinh lý bẩm sinh, bất thường trong nhiễm sắc thể, rối loạn nội tiết...

- Nguyên nhân của tắt kinh nguyên phát: do cấu tạo của cơ quan sinh dục bẩm sinh đã không có tử cung, teo buồng trứng bẩm sinh, teo tuyến yên bẩm sinh, không có vách ngăn âm đạo…

2. Tắt kinh thứ phát

- Tắt kinh thứ phát: là để chỉ trường hợp vốn có kinh nhưng do một nhân tố nào đó dẫn đến tắt kinh trong vòng 3 chu kì trở lên.

- Nguyên nhân của tắt kinh thứ phát:

+ Mang thai: Khi mang thai, kinh nguyệt của phụ nữ gần như biến mất, thông thường, mức tăng kích thích tố của người mẹ trong thời gian mang thai được tăng cường bởi các kích thích tố từ nhau thai mới hình thành, giữ cho niêm mạc tử cung khỏi phân rã. Phụ nữ có thai thì quá trình tạo ra sữa cho sản phụ cũng chính là lý do trì hoãn kinh nguyệt.

+ Do  mất cân bằng hoóc-môn : Rối loạn nội tiết tố cũng có thể là những nguyên nhân gây trễ kinh hoặc mất kinh. Bất cứ tình trạng mất cân bằng nào ở hoóc-môn chi phối chu kỳ kinh nguyệt đều có thể dẫn tới những bất thường về vòng kinh hoặc mất kinh.

+ Do căng thẳng, trầm cảm lâu ngày: tâm lý bao giờ cũng có những tác động tới cơ thể lớn, stress, căng thẳng dẫn đến nhiều căn bệnh khác nhau, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, và nó có thể dẫn đến mất kinh.

+Vận động quá nhiều: Hay gặp vô kinh ở những phụ nữ luyện tập thể thao căng thẳng.

+Tuổi tác: ở độ tuổi tiền mãn kinh, chức năng sinh sản suy giảm, hoạt động của buồng trứng suy giảm, việc ra kinh nguyệt hàng tháng không còn ổn định, trễ dần và mất hẳn ở phụ nữ đã cao tuổi.

+Trải qua phẫu thuật: nếu bạn đã từng trải qua phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng, cắt bỏ tử cung thì việc bạn không có kinh nguyệt là điều hoàn toàn dễ hiểu.

+ Mất cân bằng hooc-mon tuyến giáp: điều này dẫn đến việc tuyến giáp hoạt động kém,  ảnh hưởng tới kinh nguyệt cụ thể là làm mất kinh nguyệt.

+ Do nạo phá thai: nếu chỉ nạo phá 1 lần, thì hiện tượng mất kinh có thể xảy ra tạm thời, nhưng nếu nạo phá quá nhiều thì sẽ dễ bị dính buồng trứng, nguy cơ mất kinh hoàn toàn là khá cao.

+ Do phản ứng phụ của thuốc: một số thuốc có những phản ứng phụ gây mất kinh trong một thời gian như thuốc tránh thai

Ảnh hưởng của hiện tượng mất kinh

Hiện tượng mất kinh là hiện tượng cho thấy sức khỏe sinh sản của bạn không hoạt động bình thường, do bẩm sinh hoặc do chịu sự tác động nào đó.

Nếu hiện tượng mất kinh được xuất phát từ lý do nguyên phát, cho thấy buồng trứng hoạt động kém, rất khó thụ thai, khó mang thai.

Còn nếu mất kinh được xuất phát từ lý do thứ phát:

- Việc mất kinh có thể lại là dấu hiệu đáng mừng, vì có thể bạn sắp đc chào đón 1 thành viên mới.

- Hoạt động rụng trứng của người phụ nữ cũng không đều đặn, do đó, việc thụ thai cũng gặp khó khăn lớn.

Nếu bạn thấy mình mất kinh ít nhất 3 tháng trở lên, đừng chủ quan, hãy lập tức đến ngay phòng khám để khám bệnh. Phát hiện được bệnh càng sớm sẽ càng tốt cho bạn!

Nhiều người khi nói đến vấn đề phụ khoa thường vướng phải tâm lý sợ hãi, mặc cảm, hoặc ngại ngùng mà khiến cho việc khám chữa bệnh trở nên không hiệu quả ở mức tối đa. Nên lời khuyên cho bạn là không nên giấu diếm bác sĩ điều gì, vì điều này là rất bình thường với người phụ nữ.

Nếu bạn còn thắc mắc gì cần lời giải đáp hoặc cần đặt lịch khám cho mình, hãy gọi cho chúng tôi  ngay nhé!
Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh
Hotline: 0386.977.199 –
Địa chỉ phòng khám: Số 380 Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội

Đánh giá: 
Hiện tượng không ra kinh nguyệt
Điểm trung bình:  7.5 /  10 (  67 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?