- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Thế nào là chậm kinh nguyệt?
Thế nào là chậm kinh nguyệt?
-
Cập nhật lần cuối: 11-05-2018 14:33:45
-
Những ngày “đèn đỏ” đến muộn (chậm kinh) khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ đều không thể lý giải được điều đó là tại sao? Và nguyên nhân từ đâu mà những ngày kinh nguyệt “ghé thăm” gần đây muộn hơn thường lệ.
Chậm kinh nguyệt là hiện tượng phổ biến ở phụ nữ. Có nhiều nguyên nhân làm phụ nữ bị chậm kinh nguyệt. Dưới đây là một số thông tin về hiện tượng chậm kinh.
Chậm kinh nguyệt là gì? Như thế nào là chậm ngày kinh nguyệt?
Chậm kinh nguyệt là biểu hiện của chứng rối loạn kinh nguyệt, là hiện tượng đến kỳ kinh nguyệt mà vẫn không có kinh nguyệt.
Một chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày đầu tiên thấy kinh cho đến ngày đầu tiên của lần tiếp theo.. Trung bình một chu kỳ kinh nguyệt vào khoảng 21- 35 ngày. Nếu kinh nguyệt của bạn có những thay đổi bất thường sau 35 ngày mà chưa có kinh nguyệt chứng tỏ rằng bạn đã bị chậm kinh.
Bạn có biết có những trường hợp kinh nguyệt có thể chậm hơn 20 ngày cho đến 3 tháng? Và chỉ khi chậm kinh quá dài gây nguy hại tới sức khỏe chị em mới tìm đến bác sĩ chữa trị?
Tại sao bị chậm kinh nguyệt?
Tại sao kinh nguyệt bị chậm? Đang là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ bị chậm kinh nguyệt. Kinh nguyệt quyết định tới khả năng sinh sản của bạn gái vì vậy khi bạn thấy kinh nguyệt bỗng nhiên bị chậm lại thì nó là vấn đề cần được tìm hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục. Hãy chú ý theo dõi và đi khám bác sĩ chuyên khoa để có những điều trị kịp thời.
Chị em phụ nữ mỗi tháng đều có 3-5 ngày hành kinh, những ngày này chị em sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Ai cũng sẽ phải trải qua những ngày thế này trong mỗi tháng và đến những tháng tiếp theo nó lại lặp lại như một chu kỳ. Sự xuất hiện kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt đều là những sinh lý hết sức bình thường trong cơ thể phụ nữ tuổi sinh sản
Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị chứng chậm kinh nguyệt tuy nhiên thường gặp nhất là ở những người trong độ tuổi mới lớn và kinh nguyệt chưa ổn định. Trừ những trường hợp trong tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh thì mọi trường hợp bị chậm kinh khác đều là nguy cơ của tình trạng rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
Một số nguyên nhân - lý do làm chậm kinh nguyệt ở chị em phụ nữ:
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt có rất nhiều, chế độ sinh hoạt không điều độ, đầu óc thường xuyên căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân chậm kinh. Các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ giải đáp các thắc mắc về nguyên nhân kinh nguyệt bị chậm ở phụ nữ.
Chị em phụ nữ có rất nhiều người bị mắc chứng chậm kinh nguyệt, mỗi người một nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ các nguyên nhân dưới đây:
- Chậm kinh quá 7 ngày nếu đã có gia đình, hoặc có quan hệ tình dục thì nghi vấn đầu tiên nên nghĩ tới là bạn đã có em bé.
- Phụ nữ gầy, thể trạng yếu bị thiếu hụt nội tiết tố nữ estrogen làm cho ngừng phóng noãn gây mất kinh.
- Sử dụng thuốc tránh thai có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Hiểu đơn giản là ngăn trứng dụng trong giai đoạn này và vì thế kinh nguyệt không xuất hiện. Lưu ý nếu dùng quá nhiều thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất lớn.
- Tuyến yên giảm bài tiết hormone gây mất cân bằng về hormone nguyên do từ Hội chứng buồng chứng đa năng. Hội chứng này có các hiện tượng kèm theo là béo phì, máu tử cung chảy bất thường, vô kinh.
- Yếu tố về tinh thần, thay đổi trong môi trường, thức khuya hay stress làm ảnh hưởng tới sự chậm chễ của những ngày “đèn đỏ”.
- Tuyến giáp trên cơ thể phụ nữ hoạt động kém làm thay đổi nồng độ hormone cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chậm kinh.
- Biến chứng từ phẫu thuật như dính cổ tử cung làm kinh nguyệt bị trì hoãn.
- Thể dục điều độ sẽ cho nữ giới 1 có thể nở nang, tuy nhiên tập luyện quá sức hormone eptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này quyết định khá nhiều tới kinh nguyệt.
Phân biệt chậm kinh do mang thai và chậm kinh do bệnh lý gây ra
Hỏi: “Tháng trước cháu và bạn trai có quan hệ tình dục nhưng xuất tinh ngoài, hiện cháu đang bị chậm kinh nguyệt 1 tháng rồi. Cháu đang rất lo lắng không biết có phải đang mang thai không? Bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu phải làm gì ?” ( Thu Huyền, 20 tuổi, Hải Phòng).
Trả lời: Không thể loại trừ lý do chậm kinh do bạn mang thai, bạn đã từng có quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ vậy thì nếu bị chậm kinh bạn nên nghi ngờ về khả năng mang thai. Cũng không hẳn cứ xuất tinh vào âm đạo là mang thai, xuất tinh ngoài cũng có thể làm bạn gái có thai bởi tinh trùng có thể đi ra cùng với tinh dịch trước khi nam giới xuất tinh, tuy vậy trường hợp này xác xuất xảy ra thấp.
Sau quan hệ một tuần bạn có thể sử dụng que thử thai, nhưng để biết chính xác thì xét nghiệm beta HCG trong máu là tốt nhất vì những tuần đầu thai kỳ nồng độ HCG trong nước tiểu rất thấp. Siêu âm chỉ áp dụng khi thai nhi đã lớn.
Tuy nhiên nếu bạn đã biết chính xác là mình không hề có thai mà tình trạng chậm kinh ngày càng nặng nề, chậm kinh liên tục, chậm một tháng hay đến cả vài tháng thì bạn phải đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ chẩn đoán bệnh.
Chậm kinh có thể là do bị mắc các bệnh như: viêm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tắc vòi trứng, buồng trứng, hội chứng buồng chứng đa nang, ung thư cổ tử cung…tất cả những bệnh lý này nếu không có những phát hiện kịp thời thì bạn nữ có nguy cơ cao bị vô sinh, hiếm muộn.
90% nữ giới bị vô sinh do tình trạng kinh nguyệt không đều trong đó có chậm kinh. Nên hiểu rằng sự ổn định của chu kỳ kinh nguyệt quyết định lớn tới hạnh phúc của bạn. Đừng để kéo dài hiện tượng này, ngay bây giờ bạn hãy tới những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ theo dõi và điều trị.
Bị chậm kinh nguyệt nên làm gì?
Chậm kinh nguyệt là tình trạng phổ biến hiện nay. Khi bạn bị chậm kinh hãy cố tạo một tâm lý thoải mái, có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, học tập, làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không vận động và làm việc quá sức.
Bạn cũng có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị căn bệnh này, nếu như chậm kinh nguyệt không có biểu hiện thuyên giảm thì bạn cần phải đến khám và điều trị ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy.
Trên đây là những tư vấn cơ bản của các bác sĩ Phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh về vấn đề chậm kinh nguyệt. Nếu vẫn còn thắc mắc bạn có thể gọi tới hotline: 0386.977.199 để được các chuyên gia Phụ khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn trực tiếp.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Đau bụng liên tục mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là bị bệnh gì?
Đối với các chị em thì mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là một nỗi ám ảnh bởi rất nhiều người phải chịu những cơn đau bụng liên tục ở giai đoạn này. Tuy nhiên ở mỗi người thì tình trạng đau...Xem chi tiết
-
Triệu chứng (dấu hiệu) sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái
Triệu chứng sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái là kiến thức cơ bản mà các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, cũng như các bà mẹ có con gái trong độ tuổi này cần biết. Việc nắm vững các...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh có quan hệ được không?
Nhiều chị em bị rong kinh đều có chung một thắc mắc đó là bị rong kinh có quan hệ được không? Việc rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh...Xem chi tiết
-
Cách làm kinh nguyệt nhanh hết - Rút ngắn ngày (vòng) kinh
Không ai thích chu kỳ đèn đỏ của mình kéo dài, chính vì thế cách làm kinh nguyệt hết nhanh chóng là điều mà rất nhiều chị em muốn biết. Thực chất, có nhiều người suy nghĩ, chu kỳ kinh nguyệt...Xem chi tiết
-
Cách xác định chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Việc xác định chính xác ngày kinh nguyệt có thể giúp chị em phòng tránh những tai nạn bất ngờ cũng như giúp chị em có những biện pháp chăm sóc hợp lý. Nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là...Xem chi tiết
-
Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu Chữa đau bụng kinh như thế nào? Theo các chuyên gia, ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hạn chế đau bụng kinh một cách ...Xem chi tiết