Bị rong kinh phải làm sao?

Lượt xem: 19573

Bị rong kinh phải làm sao? Đang là thắc mắc của nhiều bạn đọc gửi về cho chúng tôi trong thời gian qua. Dưới đây là câu trả lời từ các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa về vấn đề này.

Bị rong kinh phải làm sao?

Chào bác sĩ, cháu năm nay 20 tuổi những tháng trước chu kì kinh của cháu chỉ 3-5 ngày, nhưng tháng này kéo dài tới 9 ngày rồi mà máu kinh vẫn ra cháu rất lo lắng không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì?. Các bác sĩ có thể tư vấn giúp cháu hiện tượng của cháu có phải là rong kinh không ạ? Cháu phải làm gì? Cám ơn bác sĩ! (Quế Anh, Hưng Yên).

Các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh tư vấn:

Quế Anh thân mến, cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới các bác sĩ của phòng khám Hưng Thịnh. Căn cứ vào những dấu hiệu trên mà bạn chia sẻ, chúng tôi có thể khẳng định bạn đang bị rong kinh. Để giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên, các chuyên gia của phòng khám chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Rong kinh là một triệu chứng thường gặp ở nữ giới, nó không gây hại có thể không gây hại nhưng là dấu hiệu của rối loạn sức khỏe. Thông thường chu kì kinh nguyệt kéo dài 3-5 ngày, lượng máu kinh khoảng 20-60 ml. Tuy nhiên, ở một số người có chu kì kinh kéo dài 9-10 ngày hoặc hơn với lượng máu nhiều hơn 80ml được gọi là hiện tượng rong kinh.

Nguyên nhân chính của hiện tượng rong kinh: Đối với những bạn gái mới dậy thì thường do hệ nội tiết chưa hoàn thiện. Còn ở những người trưởng thành do rối loạn hormone, không có hiện tượng phóng noãn khi lượng estrogen tăng do đó progesterone không được tiết ra để cân đối với estrogen. Trong khi đó nội mạc tử cung dày lên khiến mạch máu không tăng trưởng kịp gây ra chảy máu kéo dài nhiều ngày.

Ảnh hưởng của rong kinh: Rong huyết kéo dài mất nhiều máu khiên người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, khó thở. Việc ra máu nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, thậm chí gây ra tình trạng vô sinh về sau. Ngoài ra, rong kinh còn có ảnh hưởng to lớn tới đời sống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh luôn có cảm giác khó chịu, sợ hãi mỗi khi đến chu kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh kéo dài có nguy cơ gây ra các bệnh ở buồng trứng và tử cung như: buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung...

Khi gặp hiện tượng rong kinh phải làm sao?

Để điều trị triệt để bệnh rong kinh cần hiểu rõ mức độ bị rong kinh của mình ở cấp độ nào:

• Nếu rong kinh ở mức độ nhẹ thì không cần phải điều trị, cơ thể sẽ nhanh chóng trở lại trạng thái cân bằng.

• Nếu máu ra ít nhưng vẫn gây ra tình trạng thiếu máu thì nên điều chỉnh lượng estrogen và progesteron cho cân bằng.

• Nếu ra nhiều máu nên tăng lượng thuốc tránh thai nên gấp đôi và bổ sung một số loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

• Nếu rong kinh ở mức độ nặng nên tiêm estrogen để làm ngừng chảy máu cấp tính và điều trị rong kinh hiệu quả.

Ngoài các phương pháp điều trị rong kinh trên bạn có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian rất hiệu quả trong việc làm ngừng sự chảy máu cấp tính là nhọ nồi và ích mẫu có vị ngọt, lành tính nên điều trị rong kinhh rất hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người bị rối loạn chức năng tiêu hóa, đầy bụng không nên áp dụng bài thuốc này.

Các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh khuyên:

Việc điều trị rong kinh nếu không tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ sẽ có nhiều nguy cơ gây biến chứng có sức khỏe. Tình trạng rong kinh ở mỗi người có những biểu hiện và triệu chứng khác nhau, nên việc điều trị còn tùy thuộc vào từng người. Vì vậy, khi bị rong kinh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ khám và có hướng điều trị phù hợp tránh ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng sinh sản.

Tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, rất nhiều bệnh nhân sau khi khám và điều trị đã chấm dứt bệnh rong kinh và có cuộc sống sinh hoạt bình thường. Với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề cao, chu đáo và tận tình với bệnh nhân cùng với hệ thống trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế phòng khám đã trở thành địa chỉ tin cậy của hàng nghìn bệnh nhân.

Trên đây là những tư vấn cơ bản của các chuyên gia phòng khám Hưng Thịnh về hiện tượng rong kinh ở nữ giới. Nếu bạn có thắc mắc gì về vấn đề này hãy gọi cho chúng tôi theo đường dây nóng hoặc tới địa chỉ Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội để được thăm khám và điều trị tốt nhất.

Đánh giá: 
Bị rong kinh phải làm sao?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  75 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?