Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?

Lượt xem: 18580

Hiện nay, có nhiều biện pháp tránh thai được áp dụng như: đặt vòng, sử dụng bao cao su, thuốc tránh thai hàng ngày, thuốc tránh thai khẩn cấp… và một phương pháp nữa cũng được nhiều chị em lựa chọn đó là tiêm thuốc tranh thai. Vậy, tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? trong bài viết dưới đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin.

Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì?

Hỏi:

Thưa bác sĩ! Em đã có gia đình và 2 cháu. Vợ chồng em định thực hiện biện pháp tránh thai triệt để vì cũng không có ý định sinh con nữa. Những lần quan hệ vợ chồng trước, chúng cháu vẫn dùng bao cao su. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai này rất bất tiện vì nhiều khi hai vợ chồng quên không mua bao cao su kịp thời, thêm vào đó ông xã cháu cũng không thích dùng bao. Đọc nhiều thông tin thì cháu biết có biện pháp tránh thai mang lại hiệu quả rất cao đó là tiêm thuốc tránh thai, chi phí thực hiện biện pháp tránh thai này cũng không cao. Em muốn hỏi bác sĩ tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không? Mong bác sĩ trả lời sớm giúp em. Em xin chân thành cảm ơn!

Ngọc Hải (Thái Nguyên)

Trả lời:

Bạn Hải thân mến! trước tiên xin cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho phòng khám. Thắc mắc của bạn sẽ được các chuyên gia của phòng khám giải đáp như sau:

Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng như thế nào

Như đã nói ở trên thì có rất nhiều biện pháp tránh thai mà bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên, áp dụng biện pháp tránh thai nào phù hợp nhất với cơ địa của bạn và có ít nhất tác dụng phụ xảy ra thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ phụ khoa trước. Trên thực tế, có rất nhiều chị em áp dụng biện pháp tránh thai nhưng lại xảy tác dụng phụ không mong muốn như: rong kinh, mất kinh, mệt mỏi, choáng váng… cá biệt có trường hợp đặt vòng tránh thai xong, sau khi ngưng sử dụng và có thai trở lại thì đã gặp hiện tượng thai ngoài tử cung rất nguy hiểm. Biện pháp tiêm thuốc tránh thai là biện pháp khá mới nhưng được chị em lựa chọn khá nhiều vì tính tiện dụng và hiệu quả cao.

Một số những ưu điểm của biện pháp tiêm thuốc tránh thai

Các chuyên gia của phòng khám đa kha khoa Hưng Thịnh cho biết, việc tiêm thuốc tránh thai có một số ưu điểm sau:

- Tiêm thuốc tránh thai có khả năng ức chế rụng trứng lên đến 100%, các thành phần có trong thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự tiết chất nhầy ở cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng có cơ hội xâm nhập vào buồng trứng và do đó hiệu quả tránh thai đạt được khoảng 99%.

- Tiêm thuốc tránh thai liều lượng cao thì thuốc sẽ hấp thu chậm do đó kéo dài thời hạn tránh thai cho bạn, chỉ tiêm 1 lần bạn có thể tránh thai trong vòng 3 tháng mà không phải sử dụng thêm bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác.

- Chị em đang nuôi con bằng sữa mẹ vẫn có thể áp dụng biện pháp tránh thai này vì tiêm thuốc tránh thai không hề ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa mẹ, thậm chí còn tăng khả năng tiết sữa. Lượng thuốc ảnh hưởng vào sữa cũng rất ít nên bé vẫn đảm bảo phát triển thể lực và trí tuệ như bình thường

- Phương pháp tiêm thuốc tránh thai không gây ra những rối loạn về tim mạch, huyết áp, không gây phù, không làm phát triển u xơ tử cung vì thế thuốc có thể sử dụng được cho người bị u xơ tử cung.

- Khi có nhu cầu có thai trở lại, bạn chỉ cần ngưng sử dụng thuốc trong vòng vài tháng.

- Ưu điểm lớn nhất phải kể đến của tiêm thuốc tránh thai đó là hiệu quả lên đến 99%

Những ảnh hưởng tiêu cực của việc tiêm thuốc tránh thai

Ngoài những ưu điểm thì tiêm thuốc tránh thai cũng tồn tại nhiều nhược điểm như sau:

Mất kinh

Tiêm thuốc tránh thai thì thành phần của thuốc chứa progestin cao hơn lượng estrogen so với tỷ lên bình thường. Điều này khiên niêm mạc tử cung phát triển dày lên, không bong và không có hiện tượng chảy máu, gây ra tình trạng mất kinh ở các chị em. Việc mất kinh trong trường hợp này là hiện tượng sinh lý bình thường, chị em cũng không nên quá lo ngại, chị em cũng vẫn có thể tiếp tục sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai. Tuy nhiên, nếu hiện tượng mất kinh kéo dài, chị em nên đến khám bác sĩ cho chắc chắn vì trường hợp mang thai có khả năng xảy ra, lúc này bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn nên giữ thai hay bỏ thai.

Rong kinh

Có hai trường hợp rong kinh có thể xảy ra đó là:

- Ngày hành kinh kéo dài hơn những tháng trước, lên đến 7-8 ngày với lượng máu kinh bằng hoặc nhiều hơn so với lượng bình thường. Đây là hiện tượng thường xảy ra ở những mũi tiêm đầu tiên và sẽ hết dần rồi đi vào ổn định trong những mũi tiêm tiếp theo, vì thế bạn vẫn có thể sử dụng biện pháp tiêm thuốc tránh thai này.

- Rong kinh có xảy ra giữa tháng sau khi chu kỳ kinh đầu tiên của bạn kết thúc, lượng máu kinh ở giữa tháng này cũng ít hơn (chủ yếu là chất nhầy lẫn máu). Hiện tượng này sẽ tự khỏi nên bạn cũng không nên lo lắng. Một số rất ít trường bị băng huyết.

Tăng cân

Theo khảo sát thì phần lớn chị em tiêm thuốc tránh thai đều bị tăng cân, tình trạng tăng cân kéo dài cho đến khi nào chị em thôi sử dụng thuốc. Trong trường hợp này, chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn, nếu cần thì bạn có thể sử dụng biện pháp tránh thai khác phù hợp hơn.

Một số những ảnh hưởng không tốt khác

Nhức đầu, loãng xương hay thay đổi tâm trạng là những ảnh hưởng không mong muốn khi bạn tiêm thuốc tránh thai. Đặc biệt, khi sử dụng thuốc quá 2 năm thì hiện tượng loãng xương ở các chị em càng xảy ra nhanh và tồi tệ hơn. Chính vì thế, bạn nên cân nhắc việc tiêm thuốc tránh thai cho hợp lý.

Đối tượng không sử dụng được biện pháp tiêm thuốc tránh thai

Phụ nữ mang thai hoặc bị ung thư vú

Người có nguy cơ mắc các bệnh về động mạch vành

Người có vấn đề về huyết áp, tim mạch

Người bị dị ứng với thuốc hoặc những người mắc bệnh lupus ban đỏ

Người mắc bệnh tiểu đường

Bạn Hải thân mến! qua tất cả những gì mà các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa phân tích thì chắc chắn chị đã hiểu được những ưu điểm và những ảnh hưởng của việc tiêm thuốc tránh thai. Chị nên đến bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ tư vấn biện pháp tránh thai phù hợp hoặc cũng có thể dùng biện pháp tiêm thuốc tránh thai nếu cơ địa của chị phù hợp. Chúc chị sức khỏe và hạnh phúc!

Trên đây, các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh vừa chia sẻ với bạn một số thông tin về vấn đề “Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?”. Mọi ý liến thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ theo số máy để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí.

Đánh giá: 
Tiêm thuốc tránh thai có ảnh hưởng gì không?
Điểm trung bình:  7.8 /  10 (  56 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?