Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?

Lượt xem: 22624

Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không? Là thắc mắc gây ra rất nhiều tranh cãi. Thực tế cho thấy, đa phần các bệnh xã hội đều có lây truyền qua đường máu như bệnh HIV/AIDS, bệnh giang mai, bệnh lậu... Chính vì thế mà nhiều người có tư tưởng “đánh đồng” tất cả các bệnh xã hội đều lây truyền qua đường máu, trong đó có cả bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai, để làm rõ hơn những thắc mắc của bệnh nhân về câu hỏi “Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?”, các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh sẽ có những chia sẻ dưới đây.

bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không

Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?

Bạn Đ.K có hỏi: “Cháu mắc sùi mào gà, cháu đã điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ nhưng đợt gần đây cháu thấy cơ thể có nhiều biểu hiện của bệnh sùi mào gà tái phát. Trường cháu lại đang có đợt hiến máu nhân đạo, cháu rất thích tham gia và đang có ý định đi hiến máu. Nhưng cháu băn khoăn không biết “Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?”, chua sợ việc hiến máu của mình sẽ khiến người khác bị lây bệnh khi nhận máu. Cháu mong sớm nhận được câu trả lời của các bác sĩ”.

Trên đây là một trong rất nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về cho phòng khám.

Trước hết chúng tôi khuyên bạn không nên đi hiến máu vào lúc này, còn vấn đề về bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không, các bác sĩ trả lời như sau:

Bệnh sùi mào gà không lây qua đường máu?

Sùi mào gà do virus Human Papilloma gây ra những u nhú trên da và niêm mạc người bệnh. Bệnh sùi mào gà thường có thời gian ủ bệnh từ 1-8 tháng (thông thường là 3 tháng). Sau thời gian ủ bệnh thì các triệu chứng của bệnh sùi mào gà bắt đấu xuất hiện với các đặc điểm nổi bật là các nốt sùi mềm, màu hồng nhạt, ẩm ướt, thường không gây đau hoặc ngứa, các nốt sùi này có thể liên kết với nhau thành từng mảng giống như hoa súp lơ hoặc mào gà.

Chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh cho biết, virus gây bệnh sùi mào gà (HPV) xâm nhập vào cơ thể bạn và ký sinh ở lớp thượng bì của da nên khả năng lây nhiễm bệnh qua đường máu là rất thấp. Chính vì thế, nếu như bạn có ý định đi hiến máu hoặc không may sử dụng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh sùi mào gà thì nguy cơ bị lây nhiễm bệnh sùi mào gà qua đường máu cũng rất thấp, gần như không có. Ngoài ra, HPV cũng không lây nhiễm khi giặt chung quần áo, sử dụng chung nhà tắm, các xét nghiệm máu thông thường cũng không thể phát hiện ra virus HPV trong cơ thể người bệnh. Những con đường dẫn đến lây nhiễm bệnh sùi mào gà mà bạn cần lưu ý đó là:

- Lây qua quan hệ tình dục: Đây con đường lây truyền chính của bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội khác. Khi bạn có quan hệ tình dục với người mắc bệnh sùi mào gà mà không có biện pháp bảo vệ an toàn thì khả năng lây bệnh của bạn lên đến 95% vì các nốt sùi mọc bên ngoài bộ phận sinh dục rất cứng nên khi bị cọ xát thường rụng, đứt. Vi khuẩn có thể từ những vùng da tổn thương hay từ những nốt sùi bị đứt rụng lây truyền sang cơ quan sinh dục của bạn.

- Lây truyền từ mẹ sang con: Nếu người mẹ mắc bệnh sùi mào gà thì đứa trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh khi được ra đời bằng hình sinh thường.

- Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Nếu bạn tiếp xúc với người mắc bệnh sùi mào gà thông qua những vật dụng cá nhân hàng ngày như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn mặt, quần lót... thì bạn có nguy cơ bị lây bệnh (tuy nhiên trường hợp này hiếm khi xảy ra).

Bạn K thân mến! Đó là tất cả những giải đáp của bác sĩ phòng khám Hưng Thịnh về thắc mắc bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không? Lời khuyên mà bác sĩ dành cho bạn đó là: Mặc dù bệnh sùi mào gà không lây truyền qua đường máu nhưng trong thời điểm bạn bị tái phát bệnh sùi mào gà như này thì bạn không nên đi hiến máu có nhiều lý do khiến bạn không thể hiến máu vào lúc này, các bác sĩ tại phòng khám sẽ đề cập đến ở những bài viết tiếp theo. Điều bạn cần làm đó là:

 Đến cơ sở y tế chuyên khoa đã điều trị bệnh sùi mào gà cho bạn trước đó để tái khám và nhận được sự hướng dẫn cụ thể của bác sĩ về cách chữa sùi mào gà tái phát cũng như những biện pháp phòng tránh bệnh sùi mào gà tái phát.

 Dành thời gian nghỉ ngơi, cần bằng lịch học và lịch làm việc, có chế độ dinh dưỡng hợp lý để bệnh nhanh phục hồi

 Tuyệt đối không có quan hệ tình dục khi bệnh chưa được điều trị triệt để.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Đánh giá: 
Bệnh sùi mào gà có lây qua đường máu không?
Điểm trung bình:  8.6 /  10 (  121 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?