- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Điểm mặt những nguyên nhân gây đau bụng kinh
Điểm mặt những nguyên nhân gây đau bụng kinh
-
Cập nhật lần cuối: 26-09-2017 08:31:39
-
Nguyên nhân đau bụng kinh nguyệt do nhiều yếu tố gây ra. Xác định được nguyên nhân đau bụng khi có kinh sẽ giúp quá trình điều trị, khắc phục dễ dàng hơn.
Đau bụng kinh là triệu chứng phổ biến ở phụ nữ. 80% chị em bị đau bụng nhiều hoặc ít khi đến kỳ nguyệt. Tuy nhiên, đây lại là cơn ác mộng hàng tháng của một số người khi triệu chứng quá dữ dội, gây nhiều khó chịu và phiền toái cho chị em. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh?
Đây cũng là thắc mắc được gửi tới phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh nhiều nhất trong tuần qua. Sau đây chuyên gia của phong khám sẽ giải đáp thắc mắc này giúp các bạn.
Các mức độ khi đau bụng kinh
Mức độ nhẹ: Bình thường, trước hoặc trong kỳ nguyệt sự khảng 1 ngày, phần đông chị em sẽ thấy có những dấu hiệu như đạu nhẹ ở thắt lưng, đau âm ỉ ở bụng hoặc bụng và ngực bị căng trướng, đau mỏi 2 bên bắp đùi.
Mức độ trung bình: Ở mức độ này, bên cạnh việc đau bụng và mỏi lưng ra, thì chị em còn có một số biểu hiện như đau đàu, chóng mặt, buồn nôn, chân tay bủn rủn và lúc nào cũng buồn ngủ... Những biểu hiễn này thường kéo dài khoảng 2 ngày là sẽ hết. Khi gặp những biểu hiện này, chị em có thể áp dụng một số phương pháp giảm đau như massage, chườm nước nóng, uống thuốc giảm đau.
Mức độ nguy hiểm: Trước kỳ nguyệt sự một số chị em sẽ thấy những triệu chứng như ở mức độ nhẹ. Nhưng khi bắt đầu kỳ kinh, chị em sẽ thấy khó chịu với những cơ đau bụng dữ dội, hai bên bắt đùi, bẹn và thắt lung đau mỏi như bị đánh, chân tay lạnh ngắt, mặt tái xanh, kèm theo chóng mặt, nôn mửa, thậm chí là ngất và không có biện pháp giảm đau. Đau kéo dài cả chu kỳ kinh nguyệt.
Đau bụng kinh – Nguyên nhân do đâu?
1. Do sự co thắt quá mức của cơ trơn cổ tử cung, hoặc một số chị em có cổ tử cung chít hẹp, ở vị trí không bình thường khiến máu kinh lưu thông chập, tử cung phải co bóp mạnh để đẩy máu kinh ra ngoài khiến chị em bị đau bụng kinh.
2. Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS): Hội chứng này là do thay đổi nội tiết tố mà ra, biểu hiện của hội chứng này là đau bụng kinh, đau cơ, đau ngực, mọc mụn trứng cá và giữ nước.
3. Lạc nội mạc tử cung: Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc bên trong tử cung, khi bắt đầu kỳ kinh, lớp niêm mạc này sẽ dày lên và bong ra tạo nên kinh nguyệt. Nhưng ở một số chị em, lớp nội mạc bị vong ra và máu kinh không thoát ra ngoài thoe đường bình thường mà đi lạc sang ống dẫn trứng, và qua các bộ phận khác làm ổ rồi mới thoát ra ngoài, gây rối loạn kinh nguyệt, thống kinh, đau bụng kinh.
4. Một số chị em mắc các bệnh phụ khoanhư viêm âm đạo, viêm vùng chậu, nhiễm trùng cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang tử cung, hoặc một số bệnh do vi khuẩn Chlamydia, khuẩn lậu gây ra cũng sẽ có triệu chứng đau bụng mỗi kỳ kinh nguyệt đến.
5. Di truyền, tỷ lệ những chị em có mẹ bị đau bụng kinh thường có khẳ năng cũng bị đau cao hơn những người bình thường.
6. Hàm lượng chất prostaglandin (PG) trong máu kinh nguyệt và nội mạc tử cung tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn đến đau bụng kinh.
7. Tinh thần bất ổn, thay đổi môi trường sống đột ngột, căng thẳng, stress, lạm dụng chất kích thích, vận động mạnh hoặc ăn những đồ ăn quá lạnh trước kỳ kinh cũng là nguyên nhân khiến chị em bị đau bụng kinh nguyệt.
Cách giảm đau bụng kinh
Khi chị em bị đau bụng kinh ở mức độ trung bình thì có thể áp dụng một số phương pháp sau để giảm mức độ đau. Còn nếu đau quá dữ dội thì nên đến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra chi tiết. Nếu đâu do bệnh phụ khoa thì còn điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
- Massage hoặc chườm nước nóng lên bụng và 2 bên bắp đùi có thể kiến chị em thoải mái và giảm triệu chứng đau.
- Uống thuốc giảm đau như panadol, mofen...
- Sử dụng những thực phẩm có tính chất ấm, nóng, bổ máu và nhiều vitamin A như gan, sữa, thịt, rau củ có màu đỏ...
- Uống nước gừng, rượu thuốc hoặc nước đường đậu đỏ cũng có tác dụng giảm đau bụng kinh.
Trên đây là những chia sẻ của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về những nguyên nhân gây đau bụng kinh ở chị em phụ nữ. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin các bạn vui lòng gửi về địa chỉ mail dakhoa@phongkhamhungthinh.vn hoặc gọi điện đến hotline hoặc nhấp chọn “bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Đau bụng liên tục mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là bị bệnh gì?
Đối với các chị em thì mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là một nỗi ám ảnh bởi rất nhiều người phải chịu những cơn đau bụng liên tục ở giai đoạn này. Tuy nhiên ở mỗi người thì tình trạng đau...Xem chi tiết
-
Triệu chứng (dấu hiệu) sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái
Triệu chứng sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái là kiến thức cơ bản mà các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, cũng như các bà mẹ có con gái trong độ tuổi này cần biết. Việc nắm vững các...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh có quan hệ được không?
Nhiều chị em bị rong kinh đều có chung một thắc mắc đó là bị rong kinh có quan hệ được không? Việc rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh...Xem chi tiết
-
Cách làm kinh nguyệt nhanh hết - Rút ngắn ngày (vòng) kinh
Không ai thích chu kỳ đèn đỏ của mình kéo dài, chính vì thế cách làm kinh nguyệt hết nhanh chóng là điều mà rất nhiều chị em muốn biết. Thực chất, có nhiều người suy nghĩ, chu kỳ kinh nguyệt...Xem chi tiết
-
Cách xác định chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Việc xác định chính xác ngày kinh nguyệt có thể giúp chị em phòng tránh những tai nạn bất ngờ cũng như giúp chị em có những biện pháp chăm sóc hợp lý. Nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là...Xem chi tiết
-
Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu Chữa đau bụng kinh như thế nào? Theo các chuyên gia, ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hạn chế đau bụng kinh một cách ...Xem chi tiết