Đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao?

Lượt xem: 34831

Có đến 70% phụ nữ bị đau bụng trước khi hành kinh, tình trạng này phổ biến ở những chị em tuổi dậy thì và có một sự giảm xuống đáng kể ở những phụ nữ đã kết hôn. Những cơn đau bụng kinh thường bắt đầu trước vài ngày, vậy đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao?

Đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao?

Chị Phương Anh (24 tuổi, Nghệ An) bị đau bụng kinh từ khi bắt đầu dậy thì và cho đến giờ tình trạng này vẫn như thế. Chu kỳ kinh đều đặn nhưng cứ mỗi tháng đến ngày này chị phải chịu đựng những cơn đau dữ dội, thời đi học thì nghỉ học, giờ đi làm chị cũng phải xin nghỉ 2 ngày vì chứng đau bụng này. Chị Phương Anh tâm sự: “Hình như cả công ty có mình tôi bị đau bụng kinh mức độ nặng thế này, nhưng chỉ 2 ngày đầu thôi, sau khi kinh nguyệt ra là chỉ còn thấy đau nhẹ và tôi vẫn đi làm bình thường được”.

Còn trường hợp chị Ngọc Hà (26 tuổi, Nam Định) cũng tương tự chị Phương Anh, chị mỗi lần hành kinh là bụng dưới đau dữ dội, xa xẩm mặt mày và vã mồ hôi. Người mệt mỏi, chị chỉ mằm yên được một chỗ, những sinh hoạt bình thường như đi đứng cũng rất khó khăn. Chị đã đi khám vài nơi nhưng các bác sĩ đều kết luận không sao, chị cũng chẳng biết thế nào nữa. Chị Ngọc Hà chia sẻ: “Thôi thì cứ những ngày này chịu khó nghỉ ngơi, chườm ấm bụng cho đỡ đau. Tôi cũng chỉ bị đau trước hành kinh 2 ngày và một ngày đầu có kinh thôi, sau đó cơn đau giảm đi rõ rệt”.

Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết đau bụng kinh ở mỗi người khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, mức độ chịu đựng của mỗi người. Có người đau âm ỉ, đau nhẹ vẫn hoạt động được bình thường nhưng có những chị em cơ đau quặn dữ dội, những tình trạng đau bụng kinh nguyệt thế này Đông y gọi là thống kinh.

Đau bụng kinh có nguyên nhân từ đâu?

Một số những nguyên nhân sau sẽ khiến chị em bị đau bụng kinh, chính bởi vậy khi bị đau bụng kinh cần xác định rõ nguyên nhân để có phương pháp điều trị phù hợp.

- Cấu tạo tử cung bất thường: có dị tật, cổ tử cung bị hẹp…

- Có những vật lạ trong tử cung chẳng hạn vòng tránh thai là nguyên nhân làm bụng dưới đau dữ dội trước và trong ngày hành kinh.

- Tử cung co thắt không bình thường: điều này tác động làm tử cung thiếu máu, làm co thắt mạnh, co rút cơ tử cung gây đau bụng kinh. Theo một số nghiên cứu thì huyết áp cao được cho là có liên quan đến sự co thắt tử cung bất thường này.

- Tử cung co thắt quá độ: áp lực co thắt tử cung của cả người đau bụng kinh và chị em không bị đau bụng kinh là giống nhau, tuy vậy sự co thắt tử cung duy trì trong thời gian dài, khó thả lỏng hoàn toàn nên tử cung bị co thắt quá mức khiến bụng đau.

- Prostaglandin tăng cao: chính hàm lượng prostaglandin trong nội mạc tử cung và máu kinh nguyệt tăng cao làm cho co cơ thắt tử cung. Chứng minh đã cho thấy được prostaglandin ở những chị em bị chứng đau bụng kinh hành hạ cao hơn rất nhiều với những chị em không bị đau bụng kinh.

- Chị em bị lạc nội mạc tử cung: có hàm lượng prostaglandin cao trong huyết thanh và dịch khoang bụng, bởi vậy mà những chị em bị chứng lạc nội mạc tử cung thường đau bụng kinh.

Đau bụng kinh thứ phát và đau bụng kinh nguyên phát

- Đau bụng kinh thứ phát: những cơn đau bắt đầu trước ngày hành kinh vài ngày hoặc cũng có thể đau khi có sự xuất hiện kinh nguyệt và kéo dài khi hết kinh mới hết đau. Thường gặp ở chị em tuổi trưởng thành, trong thời kỳ sinh nở.

- Đau bụng kinh nguyên phát: cơn đau xảy ra trước 1 ngày khi có kinh nguyệt và cơn đau không kéo dài quá 12h, đau dữ dội thành từng cơn. Tuy nhiên những người bị đau bụng kinh nguyên phát thì thường là các bạn nữ tuổi dạy thì có kinh lần đầu tiên.

Đau bụng trước khi hành kinh có bình thường không? Cần phải làm gì?

Theo như trên đã nêu về những nguyên nhân của đau bụng kinh và phân loại đau bụng kinh thì đau bụng trước khi hành kinh có thể là bình thường nhưng cũng có thể là biểu hiện bất thường của bệnh lý. Như vậy chị cần chú ý đi khám các cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng, nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị.

Một số cách giúp khắc phục tình trạng đau bụng trước khi hành kinh đó là:

- Đặt túi chườm nóng và bụng dưới: cách này sẽ giúp cách mạch máu trong tử cung được lưu thông dễ dàng.

- Dùng gừng tươi giã nát, đắp vào bụng dưới 5-7 phút. Hoặc chị em có thể dán cao hoặc xoa dầu.

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ là rất cần thiết trong những ngày hành kinh, chị em cũng không nên làm việc nặng, sinh hoạt tình dục trong những ngày này.

- Giữ ấm cơ thể: cơ thể bị lạnh sẽ làm cơ đau bụng của bạn thêm dữ dội. Hãy mặc ấm, dùng túi giữ nhiệt, ủ nóng để đặt vào bụng dưới sẽ rất tốt cho bạn.

- Masage nhẹ nhàng bụng dưới trong những ngày hành kinh, cơ bụng sẽ không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.

- Thể dục: đi bộ vào đêm trước kỳ kinh, tham gia các hoạt động thể chất sẽ giúp hạn chế những cơn đau bụng kinh cho bạn.

Trên đây là những phần cơ bản về bệnh được giới thiệu bởi các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Nếu bạn vẫn còn những thắc mắc về vấn đề đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao? Hãy gọi điện đến đường dây nóng: để nhận được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, đăng ký qua mạng có thể được miễn phí đăng ký và được ưu tiên sắp xếp bác sĩ khám bệnh.

Đánh giá: 
Đau bụng trước khi hành kinh phải làm sao?
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  72 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?