- Trang chủ /
- Phụ khoa /
- Kinh nguyệt không đều /
- Chậm kinh 2 tháng có sao không?
Chậm kinh 2 tháng có sao không?
-
Cập nhật lần cuối: 26-09-2017 08:37:26
-
Chậm kinh 2 tháng cho thấy nhiều vấn đề về sức khỏe, do đó nếu 2 tháng không có kinh nguyệt, tốt nhất chị em nên đi khám phụ khoa, để xác định nguyên nhân. Bởi chậm kinh 2 tháng có thể do các bệnh phụ khoa nguy hiểm gây ra.
Thưa các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, Em tên là Thu Tình, 25 tuổi. Em đang gặp rắc rối về kinh nguyệt, đó là hiện tại em đã bị chậm kinh 2 tháng. Trước đây tháng nào kinh nguyệt em cũng ra đều đặn nhưng 2 tháng nay em không thấy. Em đã có quan hệ với bạn trai nhưng sau đó em đã dùng thuốc tránh thai rồi. Tháng đầu không thấy có kinh em đã mua que thử về dùng nhưng que báo 1 vạch, tháng này em cũng tiếp tục dùng que thử nữa nhưng kết quả vẫn như vậy. Xin hỏi bác sĩ, em như thế là không có thai phải không ạ? Vậy em đang bị bệnh gì thưa bác sĩ? (Thu Tình, Quảng Ninh).
Thân chào bạn Thu Tình!
Cảm ơn bạn đã tín nhiệm gửi câu hỏi về phòng khám đa khoa Hưng Thịnh, sau đây các bác sĩ sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn.
Chị em phụ nữ bắt đầu có kinh khi bước vào tuổi dậy thì và trong 3 năm đầu kinh nguyệt sẽ không ổn định, sẽ có những tháng kinh nguyệt ra ít, ra nhiều, ngày kinh ngắn dài khác nhau. Có những chị em bị đau bụng kinh quằn quại nhưng sau đó các tình trạng rối loạn kinh nguyệt này sẽ giảm dần và ổn định. Hàng tháng kinh nguyệt sẽ xuất hiện đều đặn theo một chu kỳ thường là 28, 30 ngày, trung bình là 21- 35 ngày bởi có những người chu kỳ kinh ngắn (21 ngày), có người chu kỳ kinh dài (30 ngày).
Các nguyên nhân dẫn tới chậm kinh 2 tháng
Chậm kinh 2 tháng có nhiều nguyên nhân, ngoài vấn đề mang thai thì những yếu tố dưới đây tác động trức tiếp tới chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần lưu ý:
- Căng thẳng, stress: căng thẳng quá mức sẽ ảnh hưởng đến hệ thống tuyến dưới đồi làm mất kinh nguyệt. Kinh nguyệt chỉ trở lại khi bạn có được một tâm lý cân bằng.
- Dinh dưỡng: Ăn uống kém, cơ thể thiếu chất và suy nhược. Cần phải bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm và vitamin trong khẩu phần ăn.
- Dùng một số thuốc: Thuốc tránh thai và một vài loại thuốc khác có ảnh hưởng tới kinh nguyệt và làm kinh nguyệt bị mất trong một thời gian.
- Một vài bệnh lý: u nang buồng trứng, u xơ tử cung, u tuyến yên, các bệnh về máu, bệnh ở tuyến giáp…
- Lao động quá sức, vận động quá nhiều: Hormone leptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
Lời khuyên của các bác sĩ về hiện tượng chậm kinh 2 tháng
Bạn Thu Tình thân mến, theo như mô tả của bạn thì có khả năng bạn đang mang thai hoặc chỉ là do rối loạn kinh nguyệt nên mới có hiện tượng chậm kinh 2 tháng. Còn nếu như không phải mang thai, thì vấn đề bạn đang gặp phải chắc chắn là một bất thường, vì vậy tìm hiểu chính xác nguyên nhân sẽ giúp bạn có những điều trị kịp thời.
Trước hết về khả năng bạn mang thai, khả năng này không cao, vì bạn có nói đã dùng thuốc tránh thai ngay sau khi quan hệ. Cả hai tháng kinh nguyệt bị chậm bạn cũng đã mua qua thử thai về dùng và kết quả là âm tính. Như vậy chưa thể kết luận bạn không có thai bởi liệu bạn có chắc rằng đã sử dụng thuốc đúng cách? Một số trường hợp que thử cũng không cho kết quả chính xác bạn nhé. Bạn có thể đề nghị làm xét nghiệm beta HCG để biết chính xác.
Ngoài ra, thuốc tránh thai cũng rất có thể làm bạn mắc phải tình trạng chậm kinh trong 2 tháng nay, trước hết bạn cần giữ tâm lý thoải mái, không căng thẳng hay lo lắng. Tốt nhất bạn nên đến một cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để khám phụ khoa. Những siêu âm, xét nghiệm máu, nước tiểu, phết tế bào tử cung… sẽ giúp tìm ra những bệnh lý bất thường tại cơ quan sinh dục của bạn.
Trên đây là chia sẻ của các bác sĩ phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về Chậm kinh 2 tháng. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về vấn đề trên hãy liên hệ số điện thoại 0386.977.199 để được các bác sĩ chuyên khoa phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tư vấn miễn phí.
Chúc bạn sức khỏe!
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Đau bụng liên tục mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là bị bệnh gì?
Đối với các chị em thì mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt là một nỗi ám ảnh bởi rất nhiều người phải chịu những cơn đau bụng liên tục ở giai đoạn này. Tuy nhiên ở mỗi người thì tình trạng đau...Xem chi tiết
-
Triệu chứng (dấu hiệu) sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái
Triệu chứng sắp có kinh lần đầu tiên ở con gái là kiến thức cơ bản mà các bạn nữ trong độ tuổi dậy thì, cũng như các bà mẹ có con gái trong độ tuổi này cần biết. Việc nắm vững các...Xem chi tiết
-
Bị rong kinh có quan hệ được không?
Nhiều chị em bị rong kinh đều có chung một thắc mắc đó là bị rong kinh có quan hệ được không? Việc rong kinh không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh...Xem chi tiết
-
Cách làm kinh nguyệt nhanh hết - Rút ngắn ngày (vòng) kinh
Không ai thích chu kỳ đèn đỏ của mình kéo dài, chính vì thế cách làm kinh nguyệt hết nhanh chóng là điều mà rất nhiều chị em muốn biết. Thực chất, có nhiều người suy nghĩ, chu kỳ kinh nguyệt...Xem chi tiết
-
Cách xác định chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày
Việc xác định chính xác ngày kinh nguyệt có thể giúp chị em phòng tránh những tai nạn bất ngờ cũng như giúp chị em có những biện pháp chăm sóc hợp lý. Nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là...Xem chi tiết
-
Cách chữa đau bụng kinh bằng ngải cứu
Ngải cứu Chữa đau bụng kinh như thế nào? Theo các chuyên gia, ngải cứu là một trong những vị thuốc có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hạn chế đau bụng kinh một cách ...Xem chi tiết