Các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh

Lượt xem: 33076

Các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh luôn là những sự băn khoăn, thắc mắc của nhiều chị em. Kinh nguyệt sau khi sinh ở mỗi người mẹ sẽ khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

Các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh

Thường là sau sinh, cơ thể phụ nữ có một sự thay đổi lớn, nôm na các bà, các mẹ thường gọi là sự “thay máu”. Thực tế những thay đổi này chính là thay đổi về kinh nguyệt, chu kỳ kinh, máu kinh. Những thay đổi này đột ngột, khiến nhiều chị em không hiểu và lo lắng.

Chị Hoàng Yến, 27 tuổi, Hà Nam chia sẻ: “Tôi đã sinh cháu được 4 tháng, nhưng chưa thấy có kinh nguyệt. Tôi khá lo lắng và không biết là nếu quan hệ trong giai đoạn này có thể mang thai được không? tôi đẻ thường, hiện tại vẫn đang cho con bú”.

Thắc mắc của chị Thanh Nga 28 tuổi, Ninh bình như sau: “Hiện tại bé nhà em đã 7 tháng tuổi, em có tìm hiểu thì thường 6 tháng sẽ có kinh nguyệt trở lại nhưng giờ vẫn không thấy. Liệu em có bị viêm nhiễm gì không thưa bác sĩ?”.

Quả thực kinh nguyệt sau sinh là vấn đề rất quan trọng, liên quan tới mối quan hệ của hai vợ chồng và kế hoạch hóa sau khi sinh con. Chính bởi thế những thắc mắc trên của 2 chị là rất phổ biến. Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ cùng 2 chị tìm hiểu về các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh:

Kinh nguyệt sau sinh khi nào trở lại?

Thời gian kinh nguyệt trở lại khác nhau, thời gian này ngoài phụ thuộc vào tâm lý, sức khỏe, cơ địa mỗi chị em thì kinh nguyệt sau sinh xuất hiện khi nào còn được xác định bởi những yếu tố sau:

- Phụ nữ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ: 3- 6 tháng, thậm chí 1 năm mới có kinh nguyệt.

- Phụ nữ nuôi con bằng sữa ngoài, ít cho con bú: 6-8 tuần sẽ có kinh nguyệt trở lại.

- Chị em phụ nữ mổ đẻ: sau 4-8 tuần sẽ có kinh nguyệt.

Chị em nên chú ý và tránh việc nhầm giữa sản dịch sau sinh và kinh nguyệt. Những ngày đầu chị em sẽ ra sản dịch, đó là máu màu sẫm và có những cục đỏ, loãng và nhạt dần sau đó, sản dịch kéo dài khoảng 6 tuần là hết.

Kinh nguyệt sau sinh bị rối loạn phải làm sao?

Rất nhiều bà mẹ sau sinh, khi kinh nguyệt trở lại thường kèm theo những thất thường. Kinh nguyệt trước đó rất đều đặn nhưng nay ra ít , ra nhiều, có khi ngày hành kinh kéo dài gây phiền toái. Có người trước khi sinh không hề có hiện tượng đau bụng kinh nhưng sau sinh lại có.

Bạn biết đấy những thay đổi này hoàn toàn bình thường, nó có thể tiếp tục thay đổi trong mỗi chu kỳ, thay đổi vĩnh viễn và không trở về như trước được. Đặc biệt với chị em cho con bú đều đặn bằng sữa mẹ thì sự thay đổi nội tiết này có liên quan tới prolactin làm thay đổi cả tuyến yên và buồng trứng.

Kinh nguyệt không đều nhưng sự rụng trứng vẫn luôn xảy ra như vậy bạn vẫn sẽ có thể mang thai được ngay khi có sự xuất hiện kinh nguyệt.

Chưa có kinh nguyệt thì sau khi sinh sẽ quan hệ an toàn?

Sau sinh, nếu bạn chưa có kinh nguyệt trở lại nghĩa là chưa có bất kỳ liên quan nào tới sự rụng trứng thì quan hệ lúc này khá an toàn. Nhiều chị em coi đó là cách tránh thai an toàn, thực tế hiệu quả của nó lên tới 98%.

Với những người mẹ cho con bú, trong vòng 6 tháng đầu, thì không cần phải sử dụng biện pháp tránh thai nào cả nhưng nếu với chị em mổ đẻ, cho con bú ngoài thì khả năng mang thai rất cao và nên có biện pháp tránh thai để không có thai ngoài ý muốn.

Sau 6 tháng thì dù là trường hợp nào chị em cũng phải áp dụng một biện pháp tránh thai nào đó, như thế mới đảm bảo an toàn được.

Trường hợp của 2 chị Hoàng Yến và Thanh Nga là hoàn toàn bình thường, các chị hãy chú ý ăn uống, bổ sung dinh dưỡng, giữ tâm lý thoải mái và vệ sinh vùng kín sạch sẽ, kinh nguyệt sẽ sớm trở lại khi cơ thể khỏe mạnh và phục hồi hoàn toàn. Các chị không nên lo lắng, chỉ khi sau hơn 1 năm mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện, đó là dấu hiệu của sự bất thường thì lúc này các mới chị cần tới các cơ sở y tế để được thăm khám.

Trên đây là một số phân tích về vấn đề về kinh nguyệt sau sinh. Mọi thắc mắc xin gọi tới đường dây nóng: hoặc 0386.977.199 để nhận sự tư vấn, đặt lịch hẹn khám miễn phí tại phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh bạn nhé!

Đánh giá: 
Các vấn đề về kinh nguyệt sau sinh
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  118 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?