Thai ngoài tử cung có nguy hiểm như thế nào?

Lượt xem: 19816

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm như thế nào đối với nữ giới? Những vấn đề xung quanh việc có thai ngoài tử cung luôn là vấn đề mà rất nhiều nữ giới quan tâm và mong muốn tìm hiểu. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều chị em tỏ ra rất thờ ơ với việc có thai ngoài tử cung và gần như không có nhận thức được rõ ràng về vấn đề này. Chính vì vậy các chuyên gia phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh sẽ chia sẻ vấn đề thai ngoài tử cung có nguy hiểm như thế nào với mục đích đưa ra những thông tin hữu ích nhất cho nữ giới chăm sóc sức khỏe của bản thân.

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm

Thai ngoài tử cung có nguy hiểm như thế nào?

Thông thường, sau quá trình thụ thai diễn ra giữa trứng và tinh trùng, trứng đã được thụ tinh sẽ di chuyển từ vòi trứng vào tử cung để làm tổ. Tử cung là môi trường thuận lợi nhất cho phôi thai phát triển khỏe mạnh cho tới ngày chào đời. Tuy nhiên, vì một số lý do nào đó mà trứng đã thụ tinh không thể di chuyển từ vòi trứng về tử cung và thụ thai. Từ đó dẫn tới hiện tượng thai ngoài từ cung. Thai ngoài tử cung thường được bắt gặp ở vòi trứng, ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng…

Thai ngoài tử cung nguy hiểm như thế nào? Khi có thai ngoài tử cung, điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm như sau:

Thứ nhất: Thai không giữ được và không thể tự tiêu

Tử cung là môi trường lý tưởng nhất để thai nhi tồn tại và phát triển. Ngoài tử cung, thai nhi không thể phát triển trong bất cứ môi trường nào khác. Chính vì vậy việc thai nhi ở ngoài tử cung không giữ được là điều hoàn toàn tất yếu. Khi có thai ngoài tử cung, các mẹ cần xác định tư tưởng là thai nhi hoàn toàn không thể tồn tại được cho tới ngày chào đời. Nên giải quyết càng sớm, càng tốt để tránh tình trạng thai bị vỡ sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng của các mẹ.

Tuy nhiên, không thể giữ được nhưng thai cũng không thể tự tiêu một cách tự nhiên. Chính vì vậy các mẹ không nên kéo dài thời gian để thai ở ngoài tử cung trong cơ thể của mình. Trong một số trường hợp nhỏ do thai nhi quá bé và phát hiện sớm, vẫn có thể sử dụng thuốc để làm tiêu thai nhi. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc làm tiêu thai nhi ngoài tử cung cần được tiến hành dưới sự giám sát chặt chẽ của các bác sĩ chuyên khoa.

Thứ hai: Mất máu dẫn tới tử vong

Thai ngoài tử cung nếu chậm trễ trong việc xử lý có thể dẫn tới tình trạng vỡ túi thai. Túi thai bị vỡ có thể dẫn tới việc phá vỡ mạch máu và gây xuất huyết tại ổ bụng.

Hiện tượng xuất huyết tại ổ bụng nếu không được khắc phục kịp thời có thể dẫn tới mất mau nhanh và gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Trên thực tế khi thai ngoài tử cung bị vỡ, lượng máu mất đi trong cơ thể của bệnh nhân rất nhiều có thể từ 700 – 1000ml. Nếu không cấp cứu và cầm máu kịp thời, sẽ dẫn tới tình trạng mất máu trầm trọng. Đặc biệt sau khi cầm máu bạn cần được vệ sinh ổ bụng, loại bỏ máu cục để phòng tránh viêm nhiễm.

Thứ ba: Tăng nguy cơ vô sinh ở nữ giới

Theo các chuyên gia, sau khi chậm kinh từ 1 – 2 tuần và đi siêu âm, bạn sẽ thấy phôi thai di chuyển vào bên trong tử cung. Tuy nhiên, một số chị em do phôi thai không thể di chuyển vào tử cung và tắc lại ở ống dẫn trứng. Nếu phôi thai lớn dần sẽ tự động vỡ ra và gây vỡ mạch máu tại nơi chứa thai ngoài tử cung.

Các mạch máu bị vỡ sẽ dẫn tới xuất huyết ồ ạt và trong trường hợp này bạn cần được cấp cứu và thường phải cắt bỏ vòi trứng ở bên thai bị vỡ. Điều này sẽ làm giảm tỷ lệ thụ thai sau này của nữ giới.

Tuy nhiên nếu bạn sớm phát hiện và điều trị kịp thời, thì việc giải quyết thai ngoài tử cung sẽ dễ dàng hơn và bạn không còn phải lo lắng tới việc mình sẽ bị cắt bỏ một bên vòi trứng.

Ngoài ra, nữ giới có thai ngoài tử cung thường có tỷ lệ tái phát hiện tượng thai ngoài tử cung cho những lần mang thai sau là rất lớn, lên tới 15%.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về thai ngoài tử cung có nguy hiểm không? Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: 0386.977.199 để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Thai ngoài tử cung có nguy hiểm như thế nào?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  77 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?