- Trang chủ /
- Sức Khỏe Giới Tính /
- Kiến thức thai nghén /
- Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
-
Cập nhật lần cuối: 26-09-2017 10:05:37
-
Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi chắc chắn là vấn đề mà hầu hết các mẹ đều quan tâm và mong muốn được tìm hiểu. Xác định với cân nặng thực tế và chỉ số cân nặng theo tiêu chuẩn, sẽ giúp các mẹ nhận biết được sự phát triển của thai nhi có bình thường trong bụng hay không?
Thưa các chuyên gia! Cháu có thai được 12 tuần tuổi. Khi đi siêu âm, cháu có hỏi các bác sĩ về cân nặng của thai nhi. Các bác sĩ nói thai nhi của cháu được khoảng 12g. Cháu không biết cân nặng như thế có được coi là bình thường hay không? Mong các chuyên gia chia sẻ cho cháu bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Cháu xin cảm ơn! (Ngọc Anh)
Bệnh viêm âm đạo khi mang thai có ảnh hưởng gì tới thai nhi?
Cách nhận biết thai ngoài tử cung
Bạn Ngọc Anh thân mến! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Sau đây chúng tôi xin được gửi lời tư vấn tới bạn như sau:
Bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi
Theo các chuyên gia, cân nặng và kích thước của thai nhi rất quan trọng. Đó là một trong những yếu tố cho thấy sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Nếu thai phát triển của nhỏ, thường do không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng khi phát triển, các mẹ dễ đối mặt với nguy cơ sinh non hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng khi chào đời. Ngược lại, nếu thai nhi có kích thước lớn, nguy cơ các mẹ phải sinh mổ cao vì kích thước của thai quá to.
Đi siêu âm, tìm hiểu về cân nặng của thai nhi trong bụng, sẽ giúp nữ giới xác định được sự phát triển của thai nhi và có hướng chăm sóc phù hợp.
- Trong 4 tuần đầu của thai kỳ: Trứng bắt đầu được thụ tinh và di chuyển đến tử cung để làm tổ, từ đó phôi thai được hình thành. Tuy nhiên, trong giai đoạn này các dấu hiệu mang thai thường không rõ ràng và không thể tính được cân nặng cũng như kích thước của thai nhi.
- Tuần thứ 5 – 6 của thai kỳ: Lúc này phôi thai đã bắt đầu phát triển hệ thần kinh, các mẹ bắt đầu có những dấu hiệu mang thai rõ rệt hơn.
- Tuần thứ 7 của thai kỳ: Phôi thai định hình khá rõ rệt và phát triển hoàn thiện. Theo các chuyên gia, thai nhi trong thời điểm này có kích thước tương đương một hạt đậu ngự. Tuy nhiên, bộ phận sinh dục của thai nhi chưa được định hình, nên các mẹ chưa thể nhận biết được thai nhi là con trai hay con gái.
- Tuần thứ 8 của thai kỳ: Lúc này thai nhi có kích thước khoảng 1.3 cm và cân nặng 1g. Các bộ phận của cơ thể được hình thành rõ ràng hơn, nhưng chiếc đuôi nhỏ vẫn chưa rụng.
- Tuần thứ 9 của thai kỳ: Lúc này chiếc đuôi của bào thai đã rụng hoàn toàn và thai nhi là một phôi thai thật sự với kích thước khoảng 2,3 cm và cân nặng 2g
- Tuần thứ 10 của thai kỳ: Thai nhi của bạn có kích thước khoảng 3,1 cm và cân nặng 4g. Các bộ phận trong cơ thể và những cơ quan quan trọng liên tục phát triển và hoàn thiện.
- Tuần thứ 11 của thai kỳ: Thai nhi sẽ có kích thước khoảng 4,4 cm và nặng khoảng 7 - 8g. Lúc này bộ xương của bé bắt đầu cứng cáp hơn và cơ quan sinh dục phát triển rõ rệt hơn và bắt đầu có thể dự đoán được.
- Tuần thứ 12 của thai kỳ: Tuần 12 chính là giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi bắt đầu phát triển khả năng phản xạ. Lúc này cân nặng của bé khoảng 15g và có kích thước tương đương 5,4 cm.
- Tuần thứ 13 của thai kỳ: Lúc này thai nhi có cân nặng khoảng 23g và có kích thước 7,4 cm.
- Tuần thứ 14 của thai kỳ: Trong tuần thứ 14, chiều dài của bé khoảng 8,7 cm và cân nặng khoảng 43g. Những cử động của bé sẽ liên tục và rõ ràng hơn. Trong giai đoạn này tóc mai và lông tơ cũng liên tục mọc ra để bảo vệ làn da của bé.
- Tuần thứ 15 của thai kỳ: Lúc này thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 70g và chiều dài 10cm. Phần chân và tay của bé trở nên cứng cáp, linh động hơn. Đặc biệt, trong tuần này bạn sẽ thấy phần chân của bé phát triển dài hơn so với tay.
- Tuần thứ 16 của thai kỳ: Thai nhi sẽ có kích thước tương đương khoảng 100g và có chiều dài khoảng 11,6 – 12 cm. Lúc này những hoạt động của bé trở nên rõ rệt hơn và mẹ có thể cảm nhận được như: Đạp, thúc vào bụng mẹ… Đây cũng là dấu hiệu cho thấy thai nhi của bạn khoe mạnh.
- Tuần thứ 17 của thai kỳ: Trong tuần thứ 17, thai nhi có kích thước khoảng 13cm và cân nặng 140g. Các cơ quan trong cơ thể của bé đã gần như hoàn thiện và đi vào hoạt động nhịp nhàng hơn.
- Tuần thứ 18 của thai kỳ: Bé có cân nặng khoảng 190g và chiều dài khoảng 14,2 cm. Lúc này các giác quan của thai nhi đã phát triển mạnh mẽ và bé có thể cảm nhận được những âm thanh bên ngoài.
- Tuần thứ 19 của thai kỳ: Lúc này thai nhi đã có cân nặng khoảng 240g và chiều cao khoảng 15,3. Tim thai cũng hoạt động tích cực với khoảng 120 – 160 lần một phút.
- Tuần thứ 20 của thai kỳ: Em bé có cân nặng khoảng 300g và chiều dài tương cương 16,4 cm. Bé cũng đạp mạnh hơn so với giai đoạn trước và một số mẹ còn cảm thấy bị đau hoặc khó ngủ do bé đạp quá mạnh.
- Tuần thứ 21 của thai kỳ: Đây là giai đoạn mà bé liên tục phát triển nhanh về chiều cao lẫn cân nặng. Thường bé sẽ có cân nặng khoảng 360g và kích thước khoảng 25,6 cm.
- Tuần thứ 22 của thai kỳ: Thai nhi có cân nặng khoảng 43og và kích thước khoảng 27, 8cm. Nếu quan sát các mẹ sẽ thấy thai nhi có hình hài rất giống với một đứa trẻ thực sự, nhưng vẫn còn khá nhỏ.
- Tuần thứ 23 của thai kỳ: Lúc này thai nhi có chiều dài khoảng 29cm và cân nặng khoảng 500g nhưng vẫn liên tục phát triển. Khi đi siêu âm bạn sẽ thấy rõ ràng đặc điểm ngoại hình của con.
- Tuần thứ 24 của thai kỳ: Bé có cân nặng khoảng 600g và chiều dài từ đầu đến chân khoảng 30cm. Trong giai đoạn này não bộ phát triển ngày càng tinh vi hơn và các giác quan cũng hoàn thiện hơn. Cũng theo các chuyên gia, đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành cá tính của mình.
- Tuần thứ 25 của thai kỳ: Thai nhi của bạn có cân nặng khoảng 660g và chiều dài khoảng 34,6 cm. Bé đã phân biệt được mùi vị thức ăn do vị giác hình thành và phát triển mạnh. Đồng thời da của bé cũng căng mịn hơn chứ không còn nhăn nheo như trước.
- Tuần thứ 26 của thai kỳ: Thai nhi có cân nặng khoảng 760 và dài 35,6 cm. Trong tuần 26 hệ thần kinh của bé phát triển mạnh, bé trở nên nhạy cảm và có thể nghe được giọng nói của mẹ hoặc người xung quanh.
- Tuần thứ 27 của thai kỳ: Em bé có kích thước khoảng 36,6 cm và cân nặng 875g. Trong tuần này não bộ của bé tăng trưởng khá nhanh do tế bào mô não phát triển nhiều hơn.
- Tuần thứ 28 của thai kỳ: Cân nặng của bé khoảng 1005g và chiều dài tương đương 37,6 cm. Trong giai đoạn này thai nhi của bạn đã phát triển hoàn thiện và trở thành một em bé thực sự.
- Tuần thứ 29 của thai kỳ: Cơ thể của bé đã phát triển hoàn thiện, hầu hết các cơ quan trong cơ thể của bé đều đã đi vào hoạt động bình thường. Lúc này bé có kích thước khoảng 38,6 cm và nặng 1153g.
- Tuần thứ 30 của thai kỳ: Chiều dài của bé khoảng 39,9 cm và cân nặng khoảng 1319g. Não của bé phát triển nhanh và cơ thể cũng dần cân xứng hơn. Đồng thời các mẹ sẽ thấy bụng bầu của mình to lên đáng kể.
- Tuần thứ 31 của thai kỳ: Lúc này bé cao khoảng 41cm và có cân nặng khoảng 1502g. Lúc này bên cạnh các động tác cử động tay chân, bé đã có thể kè lưỡi hoặc mỉm cười.
- Tuần thứ 32 của thai kỳ: Bé có cân nặng khoảng 1702g, cao khoảng 42,4 cm và có thể quay đầu xuống dưới để chuẩn bị cho sự chào đời. Từ tuần 32 trở đi nước ối của mẹ giảm dần và hệ thống xương của bé cứng cáp hơn. Chỉ riêng có xương sọ là vẫn mềm mại để vượt qua tử cung của mẹ khi chuyển dạ.
- Tuần thứ 33 của thai kỳ: Bé có cân nặng khoảng 1918g và cao khoảng 43,7cm. Trong giai đoạn này các bộ phận của bé đã hoàn thiện gần như tương tự một cơ thể độc lập. Đặc biệt, trong tuần thứ 33, bé đã có những giấc mơ.
- Tuần thứ 34 của thai kỳ: Vào tuần thứ 34, bé có cân nặng khoảng 2146g. Lúc này thai nhi đã xem như hoàn thiện và bé liên tục tăng cân nhanh cho tới khi chào đời.
- Tuần thứ 35 của thai kỳ: Thời điểm này bé chủ yếu phát triển về cân nặng với khoảng 2383g và chiều cao khoảng 46,3cm. Đồng thời cơ thể của bé đang tích tụ mỡ, da dẻ của bé căng mịn và hồng hào hơn. Thai nhi trở nên linh hoạt và cử động nhiều hơn trong bụng mẹ.
- Tuần thứ 36 của thai kỳ: ở tuần thứ 36, bé có cân nặng khoảng 2622 g và kích thước khoảng 47,4cm. Đây là thời điểm mà em bé của bạn đã được coi như đủ tháng và lượng nước ối cũng giảm dần khiến cho bé bớt hiếu động hơn.
- Tuần thứ 37 của thai kỳ: Cân nặng của bé khoảng 2859g và cao khoảng 48,6. Các cơ quan của bé đã hoàn thiện và có thể bắt nhịp được với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
- Tuần thứ 38 của thai kỳ: Kích thước của bé khoảng 49,8cm và nặng khoảng 3083g. Lúc này đầu của bé đã có thể lọt được vào hố chậu để chuẩn bị cho quá trình chào đời sắp tới.
- Tuần thứ 39 của thai kỳ: Trong tuần này thai nhi có kích thước khoảng 50,7cm và cân nặng khoảng 3288g. Cũng từ tuần này, bé đã sẵn sàng chào đời bất cứ lúc nào.
- Tuần thứ 40 của thai kỳ: Lúc này, kích thước của thai nhi khoảng 51, cm và khoảng 3462g. Xương của thai nhi rất cứng cáp, nhưng xương sọ khá mềm nên thai nhi vẫn có thể đi qua cổ tử cung của người mẹ. Trong tuần 40, các mẹ nên chú ý vì các mẹ có thể đối mặt với nguy cơ chuyển dạ và sinh con bất cứ lúc nào.
Lưu ý: Những thông tin mà các bác sĩ chia sẻ ở trên chỉ mang tính tương đối. Cân nặng, cũng như kích thước của thai nhi có thể phát triển nhanh hơn hoặc chậm hơn một chút so với tiêu chí cân nặng và kích thước tiêu chuẩn.
Trong trường hợp của của Ngọc Anh, có thể kích thước và cân nặng của thai nhi của bạn hơi nhỏ so với tiêu chí trung bình. Tuy nhiên bạn không nên lo lắng, vì bạn chỉ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt là có thể giúp thai nhi sự phát triển khỏe mạnh
Bạn Ngọc Anh thân mến! Trên đây là tư vấn của các chuyên gia về bảng cân nặng của thai nhi theo tuần tuổi. Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với các bác sĩ tại phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh theo số điện thoại: 0386.977.199 để được tư vấn bởi các chuyên gia.
Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?
-
Que thử rụng trứng bao nhiêu tiền, mua ở đâu tốt?
Que thử rụng trứng bao nhiêu tiền, mua ở đâu tốt? Đây là dụng cụ đơn giản giúp cho những người phụ nữ đang mong có con có thể xác định chính xác thời gian mà cơ thể xuất hiện hiện tượng rXem chi tiết
-
Thực hư độ chính xác của cách thử thai không cần que
Thực hư độ chính xác của cách thử thai không cần que là như thế nào? Có thể nhận thấy một vài năm trở lại đây các cách thử thai không cần que đang dần nổi lên. Bởi họ cho rằng đây là...Xem chi tiết
-
Mang thai tháng thứ 9 mẹ bầu cần chú ý những gì
Mang thai tháng thứ 9, em bé của bạn đã có sự ổn định về cân nặng, chiều dài cơ thể và sẵn sàng nhất cho việc ra ngoài gặp mẹ! Sự ổn định về cân nặng và chiều dài cơ thể của bé...Xem chi tiết
-
Làm thế nào để biết mang thai
Nhận biết các dấu hiệu mang thai là điều không quá khó, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều chị em lúng túng trong vấn đề này. Thế nên, câu hỏi làm thế nào để biết mang thai vẫn cần có lời giải...Xem chi tiết
-
Que thử thai 2 vạch đậm có phải đã mang thai? Có hình ảnh thật
Bình thường chị em nào cũng biết, que thử thai 2 vạch đậm là dấu hiệu rõ ràng thông báo đã mang thai., Tuy nhiên, một số trường hợp que thử thai 2 vạch hiện lên nhưng khi đi làm xét nghiệm tại...Xem chi tiết
-
Thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày?
Đã có rất nhiều báo cáo, nghiên cứu về thời điểm dễ thụ thai nhất trong ngày, hầu hết các nghiên cứu này đều có một số điểm chung nhất như sau: Chọn đúng ngày rụng trứng Yêu vào...Xem chi tiết