Ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì?

Lượt xem: 38080

Chào bác sĩ, năm nay cháu 25 tuổi và chưa lập ra đình nhưng cháu đã từng quan hệ tình dục với bạn trai. Gần đây cháu ra nhiều khí hư có mùi hôi, vùng kín của cháu không có cảm giác gì lạ, không ngứa, không đau rát gì, chỉ là khí hư ra nhiều quá cháu thấy ẩm ướt, khó chịu. Những ngày nghỉ cháu ở nhà thay đồ lót thường xuyên thì không có mùi nhưng khi cháu đi làm cả ngày, khí hư không chỉ tiết ra nhiều mà có mùi hôi khó chịu. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì? Ly – Hà Đông.

Ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì?

Ly thân mến, cảm ơn Ly đã gửi câu hỏi về phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh chúng tôi, các bác sĩ của phòng khám sẽ chia sẻ những thắc mắc với bạn.

Vấn đề bạn đang gặp phải cũng là vấn đề chung của nhiều bạn nữ. Thông thường khi đến tuổi dậy thì sẽ có một lượng khí hư hay còn gọi là dịch tiết âm đạo tiết ra từ bộ phận sinh dục, khí hư có màu trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc mùi chỉ hơi tanh tanh. Lượng khí hư thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, trước kỳ kinh 2-3 ngày khí hư ra nhiều hơn bình thường và có thể kéo dài suốt kỳ kinh và sau kinh nguyệt 1-2 ngày.

Bên cạnh khí hư sinh lý, khí hư còn là biểu hiện bệnh nhân mắc phải một số bệnh lý đường sinh dục. Khi khí hư ra nhiều, màu sắc thay đổi, mùi hôi khó chịu rất có thể bạn đã mắc một số bệnh ở âm đạo, âm hộ. Như bạn đã nêu ra, khí hư của bạn ra nhiều nhưng bạn chưa miêu tả rõ màu sắc khí hư thế nào, tình trạng này kéo dài lâu chưa,…nên chúng tôi không thể chuẩn đoán chính xác bạn bị mắc bệnh gì.

Cách tốt nhất bạn nên làm bây giờ là đi khám phụ khoa, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng cụ thể, nhiều khi phải soi tươi khí hư để phát hiện bệnh. Thông thường những triệu chứng bạn đang gặp có thể là dấu hiệu của những bệnh lý đường sinh dục sau đây:

- Khí hư ra nhiều, có mùi hôi nhưng vùng kín không bị ngứa rát thì bạn mới bị chớm viêm do sự mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.

- Khí hư có mùi hôi là biểu hiện bệnh viêm vùng chậu. Đây là bệnh lý gây nhiễm trùng, xuất hiện khi vi khuẩn xâm nhập qua âm đạo vào tử cung. Ban đầu sẽ có biểu hiện ra dịch nhiều trên quần lót và có mùi hôi, sau bệnh tiến triển nặng bệnh nhân sẽ thấy chảy máu bất thường ở vùng kín, đau bụng, đau lưng, cơ thể mệt mỏi thường xuyên.

- Khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào như viêm âm đạo do nấm, khuẩn âm đạo hay trùng roi,…đều có mùi hôi. Đặc biệt khi phụ nữ đã từng quan hệ tình dục thì tỷ lệ viêm nhiễm vùng kín rất cao.

- Một vài bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng gây nên tình trạng khí hư ra nhiều và có mùi hôi như bị nhiễm khuẩn Chlamydia hay bệnh lậu.

Như vậy có thể thấy, khi khí hư bất thường, thay đổi về lượng và chất, màu và mùi thì cần đi khám phụ khoa bạn nhé. Khi bạn đặt câu hỏi với chúng tôi, ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì? thì chúng tôi khuyên bạn nên đến gặp trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán chính xác nhất.

Làm gì khi khí hư có mùi hôi

Khí hư ra nhiều có mùi hôi là biểu hiện bệnh vùng kín, do vậy Ly cũng nên trang bị cho mình một số cách phòng tránh đơn giản mà hữu ích sau nhé:

- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày bằng dung dịch vệ sinh phù hợp, hoặc bạn có thể pha nước muối loãng để rửa bộ phận sinh dục.

- Không dùng xà bông thụt rửa sâu âm đạo để tránh mất cân bằng pH âm đạo, tạo môi trường cho vi khuẩn xâm nhập.

- Vệ sinh sạch sẽ trong kỳ kinh nguyệt, thay băng vệ sinh thường xuyên vì máu kinh là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

- Giữ cho vùng kín luôn thông thoáng, mặc quần bằng vải cotton thoáng mát.

- Bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại vi khuẩn gây bệnh.

Trên đây là những lưu ý của bác sĩ chuyên khoa phòng khám Hưng Thịnh về câu hỏi ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì? Nếu vẫn còn băn khoăn về vấn đề này bạn hãy đến khám trực tiếp tại phòng khám, địa chỉ Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà nội, các bác sĩ phụ khoa sẽ giúp bạn.

Đánh giá: 
Ra nhiều khí hư có mùi hôi phải làm gì?
Điểm trung bình:  8.5 /  10 (  97 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?