Ra khí hư màu nâu là bệnh gì?

Lượt xem: 38167

Ra khí hư màu nâu là bệnh gì? Thưa các chuyên gia, năm nay cháu 25 tuổi và mới kết hôn được khoảng 5 tháng. Gần đây cháu thấy khí hư có mầu nâu, rất khó chịu. Cháu rất lo lắng không biết khí hư màu nâu là bệnh gì? Mong các chuyên gia tư vấn cho cháu! Cháu xin cảm ơn! Thanh Thúy (Đông Anh – Hà Nội)

Ra khí hư màu nâu là bệnh gì?

Bạn Thanh Thúy thân mến! Cảm ơn bạn vì đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Sau đây các chuyên gia phòng khám phụ khoa xin được gửi lời tư vấn tới bạn như sau:

Khí hư có màu nâu sau ngày nguyệt san

Sau ngày nguyệt san khí hư của bạn có thể lẫn chút niêm mạc còn sót lại của tử cung, khiến khí hư có màu nâu. Đây là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường của nữ giới và bạn không phải quá lo lắng. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng biến mất sau khoảng từ 1 – 2 ngày khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt

Tuy nhiên theo các chuyên gia, loại trừ nguyên nhân dẫn tới khí hư màu nâu là do kinh nguyệt sót lại trong ngày nguyệt san. Thì những nguyên nhân dẫn tới khí hư màu nâu là một trong những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh phụ khoa trong cơ thể của nữ giới, mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý.

Một số bệnh phụ khoa có biểu hiện khí hư mầu nâu

Thứ nhất: Rối loạn nội tiết tố

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới hiện tượng rối loạn nội tiết tố trong cơ thể như chế độ dinh dưỡng không hợp lý, căng thẳng quá mức… Đặc biệt, việc sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn tới rối loạn nội tiết tố trong cơ thể của nữ giới và khí hư màu nâu.

Theo các chuyên gia, thuốc tránh thai hàng ngày chủ yếu là những viên uống chứa hormone. Việc thu nạp một lượng lớn hormone vào cơ thể sẽ gây ra một vài rối loạn nội tiết tố. Biểu hiện của rối loạn nội tiết tố khi sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày bao gồm: Rối loạn kinh nguyệt, chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân gây khí hư có màu nâu. Tuy nhiên, những hiện tượng này thường không kéo dài và chủ yếu diễn ra trong tháng đầu tiên khi các chị em sử dụng thuốc.

Thứ hai: Viêm âm đạo

Bệnh viêm âm đạo là một trong những bệnh phụ khoa tương đối phổ biến ở nữ giới. Viêm âm đạo xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm âm đạo khác nhau, mà cơ thể của bạn sẽ có những biểu hiện không đồng nhất. Theo các chuyên gia, bên cạnh những biểu hiện thường thấy của hầu hết người mắc bệnh viêm âm đạo như: Vùng kín sưng tấy, ngứa ngáy, có mùi hôi, thì một số chị em còn xuất hiện tình trạng khí hư có màu nâu hoặc có lẫn với máu do xuất huyết tại âm đạo gây ra.

Thứ ba: Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung là một trong những bệnh nguy hiểm có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của nữ giới. Tuy nhiên, ung thư cổ tử cung nếu được phát hiện sớm có thể điều trị khỏi và không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của nữ giới.

Biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung bao gồm: Khí hư có màu nâu, có mùi hôi khó chịu, xuất huyết âm đạo không rõ nguyên nhân…

Thứ tư: Thai ngoài tử cung

Thông thường sau khi trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển vào tử cung và làm tổ. Tuy nhiên, vì một vài lý do nào đó phôi thai không thể di chuyển vào tử cung và bị tắc lại ở vòi trứng, buồng trứng, ổ bụng. Thai ngoài tử cung sẽ không thể phát triển được bình thường cho tới ngày sinh nở và không thể tự tiêu. Ngược lại thai ngoài tử cung kéo dài sẽ bị vỡ, gây chảy máu tại ổ bụng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản, cũng như tính mạng của nữ giới.

Biểu hiện của hiện tượng thai ngoài tử cung trong giai đoạn sớm bao gồm: Chảy máu âm đạo, lượng máu không nhiều và thường có màu nâu hoặc nâu đen. Sau một thời gian lượng máu chảy tại âm đạo sẽ tăng lên và kèm theo các biểu hiện như: Đau một bên bụng dưới, chuột rút tại bụng, đau lưng…

Bạn Thanh Thúy thân mến! Trên đây là tư vấn của các chuyên gia về ra nhiều khí hư màu nâu là bệnh gì? Trong trường hợp của bạn chúng tôi cho rằng tốt nhất bạn nên đi khám và xác định nguyên nhân để điều trị sớm. Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: để được tư vấn bởi các chuyên gia.

Đánh giá: 
Ra khí hư màu nâu là bệnh gì?
Điểm trung bình:  7.1 /  10 (  151 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?