Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Lượt xem: 21397

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ nhưng lại là nguyên nhân tử vong hàng đầu, gây ra cái chết cho hàng nghìn chị em mỗi năm. Vậy ung thư cổ tử cung là gì? Nhận biết sớm dấu hiệu ung thư cổ tử cung như thế nào? Bác sĩ phụ khoa khuyến cáo, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu của bệnh. Do đó, một số thông tin về dấu hiệu của ung thư cổ tử cung trong bài viết dưới đây sẽ rất hữu ích cho các chị em.

Ung thư cổ tử cung bệnh nguy hiểm cho nữ giới

Ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là sự gia tăng không thể kiểm soát của các tế bào bất thường, tạo nên vùng khối u ác tính ở cổ tử cung. Nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung bắt đầu gia tăng khi chị em đến tuổi 30 và tập trung cao trong độ tuổi từ 35 đến 50.

Theo thống kê về ung thư cổ tử cung ở phụ nữ, có khoảng 520,000 ca nhiễm mới và 274,000 người tử vong trên toàn thế giới mỗi năm. Trong đó, chỉ tính riêng tại Việt Nam, số chị em mắc bệnh ung thư cổ tử cung hiện nay là gần 100,000 người và trung bình khoảng 9 người chết mỗi ngày vì ung thư cổ tử cung. Đó là lí do vì sao ung thư cổ tử cung nằm trong danh sách các loại ung thư thường gặp và chiếm được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu y khoa.

Vì sao chị em hay mắc phải ung thư cổ tử cung?

Hầu hết các trường hợp mắc phải ung thư cổ tử cung đều gây ra do vi rút HPV - Một loại vi rút lây lan chủ yếu qua đường tình dục. Theo đó, bất kì chị em nào từng quan hệ tình dục đều có nguy cơ nhiễm HPV. Tất nhiên không phải chị em nào nhiễm vi rút HPV cũng sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung. Ở đa số phụ nữ, hệ miễn dịch của họ có thể ngăn ngừa vi rút làm hại, còn một số khác, sự có mặt của vi rút HPV sẽ làm cho tế bào bề mặt cổ tử cung diễn biến ác tính và chuyển hóa thành ung thư.

Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở chị em bao gồm:

  • Quan hệ tình dục sớm trước tuổi 18.
  • Có con trước 17 tuổi.
  • Bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
  • Hệ miễn dịch suy yếu.
  • Hút thuốc lá.

Các nhà nghiên cứu y khoa khẳng định: Chị em ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhiễm HPV và bị ung thư cổ tử cung một khi đã có quan hệ tình dục. Chị em bị nhiễm HPV không hẳn đã bị ung thư cổ tử cung, nhưng HPV mà kết hợp với các yếu tố khác như: Có hệ miễn dịch suy yếu, hút thuốc lá và từng mắc bệnh xã hội lây truyền thì có nguy cơ ung thư cổ tử cung cao hơn.

Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia cho biết: Không có hoặc có rất ít các dấu hiệu, triệu chứng hay biểu biện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu (giai đoạn 0), người bệnh chỉ có thể kiểm tra và phát hiện sự tồn tại của các tế bào ung thư thông qua việc chủ động tiến hành tầm soát tế bào ung thư cổ tử cung định kì.

Chỉ đến khi ung thư đã phát triển đến một mức nào đó (từ giai đoạn 1 trở đi), các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung mới xuất hiện, bao gồm:

1. Chu kì kinh nguyệt không đều.

Sự phát triển các tế bào bất thường ở cổ tử cung sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và rụng trứng. Sự cân bằng hormone cũng vì thế mà thay đổi, dẫn đến hiện tượng kinh nguyệt không đều.

Do đó, một trong những triệu chứng của ung thư cổ tử cung là sự bất thường trong chu kì kinh nguyệt, bao gồm:

- Máu kinh thất thường: Xuất hiện màu đen sẫm hoặc vón cục.

- Hành kinh kéo dài.

- Trễ kinh.

2. Bất thường khi đi tiểu.

Trong trường hợp chị em gặp phải các vấn đề trong khi đi tiểu như: Rò rỉ nước tiểu, xuất hiện máu, tiểu khó và tiểu buốt… thì đây hoàn toàn có thể coi là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối khi các tế bào ung thư đã lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Tuy nhiên, bất thường khi đi tiểu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác như nhiễm trùng đường tiểu, bệnh lây truyền qua đường tình dục… Do đó, đây không phải là triệu chứng đặc trưng của ung thư cổ tử cung.

3. Dịch tiết âm đạo bất thường.

Dịch tiết âm đạo bình thường của một cơ thể khỏe mạnh sẽ có màu trắng trong hoặc hơi trắng, không có mùi hôi và thường gia tăng trong những ngày rụng trứng, vào giữa chu kì kinh nguyệt. Do đó, khi chị em có những biểu hiện của dịch tiết âm đạo (khí hư) bất thường như sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện mùi khó chịu và đặc biệt là lượng dịch tiết bất thường không theo chu kỳ sinh lý thì đó có thể là triệu chứng của ung thư cổ tử cung.

Lượng dịch tiết âm đạo ra nhiều thường là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Theo báo cáo, có từ 75-85% bệnh nhân bị tăng dịch tiết âm đạo ở các mức độ khác nhau. Điều này được giải thích là do sự phát triển của mầm bệnh đã kích thích các tuyến cổ tử cung, làm tăng lượng dịch tiết. Về màu sắc của dịch tiết, chị em ra nhiều huyết trắng trong thời gian đầu, huyết trắng sẽ đổi màu và đi kèm theo mùi khó chịu trong giai đoạn sau.

4. Chảy máu sau khi quan hệ và chảy máu giữa chu kì kinh.

Ra máu âm đạo bất thường, đặc biệt là ra máu sau khi giao hợp là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Trong đó, ra máu khi quan hệ là biểu hiện rất phổ biến của ung thư cổ tử cung khi có đến 80% chị em bị ung thư đều có biểu hiện này. Mặt khác, chảy máu giữa chu kì kinh được coi là hiện tượng chảy máu bất thường mà nếu bạn gái không thể xác định rõ nguyên nhân tại sao chảy máu thì nguy cơ bị ung thư cổ tử cung là rất cao.

Lượng máu chảy có thể khác nhau với mỗi người phụ nữ, có người chảy nhiều nhưng cũng có người chảy rất ít. Tuy nhiên, dù chảy máu ở mức độ nào, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo: Ngay khi có hiện tượng chảy máu bất thường, chị em phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra.

5. Triệu chứng ung thư cổ tử cung khác.

Một số triệu chứng ung thư cổ tử cung khác có thể xuất hiện ở bệnh nhân là:

- Đau vùng bụng dưới, đau vùng chậu, đau lưng, đau chân, phù chân, …

- Giảm cân nhanh và mệt mỏi.

Trong đó, giảm cân và mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp, có thể xuất hiện trong tất cả các giai đoạn của ung thư cổ tử cung. Điều này được giải thích là do sự gia tăng của các tế bào bất thường đã kéo theo sự gia tăng của các tế bào bạch cầu, khiến cho số lượng hồng cầu giảm, hệ quả là bệnh nhân bị thiếu máu, cơ thể mệt mỏi và sút cân… Đây là những dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn. Do đó, hầu hết các bệnh nhân khi nhận thức được chúng và đi khám thì bệnh đã rất khó chữa.

Điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

Điều trị ung thư cổ tử cung:

Nhìn chung, mục tiêu điều trị của ung thư là loại bỏ toàn bộ các tế bào bất thường cũng như các khu vực trong cổ tử cung có xuất hiện tế bào bất thường. Do đó, đối với từng giai đoạn phát triển của ung thư cổ tử cung có khu vực xâm lấn khác nhau, thì các phương pháp điều trị ung thư tại cổ tử cung có thể khác nhau.

Đối với ung thư giai đoạn 0 và I: Các tế bào ung thư mới chỉ xuất hiện giới hạn trong cổ tử cung, bệnh hoàn toàn có thể được điều trị và chữa khỏi. Các biện pháp thường cho hiệu quả điều trị cao được áp dụng trong giai đoạn này là: Sinh thiết cone, phẫu thuật bằng điện, laser hoặc áp lạnh, cắt bỏ tử cung.

Đối với ung thư cổ tử cung giai đoạn II: Tế bào ung thư đã xuất hiện ra bên ngoài cổ tử cung nhưng vẫn chưa xâm lấn sang khu vực khung chậu hoặc phần dưới âm đạo. Can thiệp điều trị trong giai đoạn này thường là phẫu thuật cắt bỏ cổ tử cung. Với phương pháp này thì bệnh có khả năng chữa khỏi nhưng sẽ khiến cho các chị em mất đi khả năng làm mẹ.

Đối với ung thư ở giai đoạn III và IV: Các tế bào ung thư lúc này đã vượt ra ngoài cổ tử cung và lan đến các cơ quan gần đó như khung chậu hoặc phần dưới âm đạo, bàng quang hoặc trực tràng,… thậm chí là lên tới phổi, gan hoặc xương. Việc điều trị lúc này là khó khăn, bác sĩ phải cân nhắc đến nhiều yếu tố như vấn đề sức khỏe của bệnh nhân và điều kiện kinh tế cũng như sự lựa chọn của người bệnh. Phẫu thuật, hóa trị và bức xạ lần lượt được áp dụng. Hầu hết các biện pháp này đều để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh.

Tóm lại, ung thư cổ tử cung có thể được điều trị và chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm trong giai đoạn đầu. Trong giai đoạn muộn, ung thư có thể được điều trị nhưng khó có thể chữa khỏi, có thể để lại biến chứng và di căn ung thư. Bệnh nhân bị di căn ung thư buộc phải tiến hành điều trị lần hai.

Phòng ngừa ung thư cổ tử cung:

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chị em có thể phòng tránh ung thư cổ tử cung bằng cách tiến hành kiểm tra xét nghiệm Pap smear (xét nghiệm tế bào cổ tử cung) thường xuyên và tiêm chủng ngừa vi rút HPV cho những phụ nữ trẻ.

- Tiến hành xét nghiệm Pap:

Xét nghiệm có thể kiểm tra sự tăng sinh của các tế bào bất thường trong cổ tử cung, phát hiện ung thư cổ tử cung ngay trong giai đoạn đầu của bệnh lý, khi các dấu hiệu triệu chứng của ung thư cổ tử cung còn chưa xuất hiện. Theo thống kê, nhờ vào sự ra đời của xét nghiệm Pap mà tỉ lệ tử vong vì ung thư cổ tử cung đã giảm rõ rệt trong hơn 50 năm qua.

Bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, chị em nên tiến hành xét nghiệm Pap trong vòng ba năm kể tử khi bắt đầu quan hệ tình dục, 2 đến 3 năm một lần trong những năm tiếp theo cho đến khi 69 tuổi. Sau độ tuổi 69, nếu như xét nghiệm Pap không tìm ra được các tế bào bất thường nào ở cổ tử cung, thì nguy cơ ung thư của chị em mới có thể được loại bỏ.

- Tiêm chủng ngừa HPV:

Tiêm chủng ngừa HPV có thể giảm được 70% nguy cơ bị ung thư cổ tử cung. Biện pháp này có tác dụng bảo vệ tốt nhất nếu chị em được tiêm phòng trước khi có quan hệ tình dục. Độ tuổi phù hợp để tiêm phòng là từ 13 đến 26.

- Quan hệ tình dục an toàn:

Quan hệ tình dục an toàn yêu cầu bạn gái phải sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục và chỉ nên chung thủy với một bạn tình. Đây là biện pháp phổ biến để phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục, đồng thời cũng giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm HPV từ phía bạn tình.

- Các biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung khác: Không hút thuốc lá, duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể thao thường xuyên và tránh xa các chất kích thích có hại cho cơ thể.

Đánh giá: 
Nhận biết sớm các dấu hiệu ung thư cổ tử cung
Điểm trung bình:  8.1 /  10 (  184 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Bệnh xơ hóa tử cung có nguy hiểm không? Bệnh xơ hóa tử cung có nguy hiểm không?
    Có khoảng hơn 30% phụ nữ từ 30 – 35 tuổi, nhất là những người thường xuyên quan hệ tình dục, là “đối tượng” tấn công chính của bệnh xơ hóa tử cung. Vậy bệnh xơ hóa tử cung có nguy...
    Xem chi tiết
  • Nguyên nhân gây u xơ tử cung Nguyên nhân gây u xơ tử cung
    Nguyên nhân u xơ tử cung: U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) có tên gọi đầy đủ là u xơ cơ tử cung vì chúng là những khối u phát triển trên cơ tử cung. Là loại u lành tính thường gặp nhất ở phụ...
    Xem chi tiết
  • Triệu chứng u xơ tử cung Triệu chứng u xơ tử cung
    Triệu chứng u xơ tử cung: U xơ cổ tử cung là một trong những bệnh phụ khoa nguy hiểm, đo đó việc phát hiện các triệu chứng u xơ tử cung sớm rất có lợi cho quá trình điều trị sau...
    Xem chi tiết
  • Bệnh u xơ tử cung có nguy hiểm không? Bệnh u xơ tử cung có nguy hiểm không?
    Chào bác sĩ, năm nay em 27 tuổi, mới lập gia đình và hai vợ chồng muốn có em bé trong năm nay. Hôm rồi đi khám sức khỏe tổng thể, bác sĩ bảo em bị u xơ tử cung, nhưng khối u của em vẫn còn nhỏ...
    Xem chi tiết
  • Cách điều trị bệnh u xơ tử cung Cách điều trị bệnh u xơ tử cung
    Chào bác sĩ, thời gian gần đây tôi thấy mình có những triệu chứng bất thường như đau bụng dữ dội khi đến kỳ kinh, lượng máu kinh nhiều hơn bình thường, chu kỳ kinh dài ra, rong kinh nhiều...
    Xem chi tiết
  • Triệu chứng - Dấu hiệu u xơ cổ tử cung Triệu chứng - Dấu hiệu u xơ cổ tử cung
    Các bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh cho biết, u xơ cổ tử cung được coi là lành tính, nó hình thành ở tử cung và tự tiêu biến khi chị em bước vào tuổi mãn kinh. Những triệu chứng - dấu...
    Xem chi tiết