Bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Lượt xem: 24211

Thời gian qua các bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh nhận được nhiều câu hỏi dạng: "tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?", hay "tắc vòi trứng thì có kinh nguyệt không?". Dưới đây là câu trả lời của các bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh về vấn đề này.

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?

Tắc vòi trứng là tình trạng vòi trứng bị chịt hẹp, gây cản tở sự di chuyển của trứng về tử cung. Đây cũng chính là một nguyên nhân cổ điển gây hiện tượng thai ngoài tử cung và vô sinh – hiếm muộn.

Nhưng có một vấn đề liên quan đến tình trạng tắc vòi trứng mà chị em phụ nữ nào cũng thắc mắc, đó là: Tắc vòi trứng có kinh nguyệt không? Bởi kinh nguyệt là hiện tượng trứng rụng nhưng không được thụ tinh và gây bong tróc niêm mạc mà thành. Bài viết sau đây sẽ giúp chị em phụ nữ trả lời câu hỏi này.

Tại sao phụ nữ lại bị tắc vòi trứng?

Vòi trứng chít hẹp có thể do bẩm sinh, tức là người phụ nữ có thể bị thiếu hụt một phần hoặc cả vòi trứng. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 5% trong tất cả các nguyên nhân gây tắc vòi trứng.

Thủ phạm chính gây viêm tắc vòi trứng được xác định là do nhiễm khuẩn và viêm nhiễm phụ khoa.

- Nhiễm khuẩn: chiếm 15% các nguyên nhân gây chít hẹp vòi trứng. Mà thủ phạm phổ biến nhất là vi khuẩn lậu và Chlamydia. Những vi khuẩn này lây nhiễm và gây bệnh ở vòi trứng khi người phụ nữ có quan hệ tình dục không an toàn với “mầm bệnh”.

- Viêm nhiễm phụ khoa: Viêm vùng chậu, viêm ống dẫn trứng, viêm phần phụ, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… nếu không được điều trị sớm hoặc điều trị nhưng không triệt để, lâu ngày sẽ gây viêm nhiễm ngược dòng lên phần phụ và vòi trứng. Kết quả là gây tắc vòi trứng.

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì nạo phá thai, nhiễm khuẩn âm đạo, cổ tử cung, thoát vị nội mạc tử cung, phẫu thuật viêm ruột thừa, đặt vòng tránh thai, các bệnh kết hạch... đều có thể dẫn đến thành ống dẫn trứng sung máu, mủ, dính liền và tắc nghẽn.

Tắc vòi trứng có kinh nguyệt được không?

Điều đầu tiên cần phải khẳng định rằng, trên thực tế có khoảng 60% phụ nữ bị tắc vòi trứng (1 hoặc cả 2 vòi) vẫn có kinh nguyệt bình thường. Hiện tượng này có thể giải thích như sau:

Khi vòi trứng bị tắc thì các nang trứng ở buồng trứng vẫn phát triển và chín, khi trứng chín vẫn được loa vòi trứng đón về. Tắc vòi trứng chỉ cản trở sự di chuyển của tinh trùng lên gặp trứng, hoặc khiến cho trứng đã thụ tinh không di chuyển về buồng tử cung để làm tổ được mà thôi (nên dễ dẫn đến tình trạng khó có thai, vô sinh hoặc thai ngoài tử cung). Bản thân trứng đã chín và rụng nếu không được thụ tinh thì sẽ tuột về buồng tử cung và bị đào thải ra khỏi cơ thể theo máu kinh do hiện tượng niêm mạc tử cung bị bong tróc vì trứng không được tụ tinh hoặc được tự tiêu hủy ngay tại vòi trứng.

Bên cạnh đó, một người phụ nữ bình thường có 2 buồng trứng và 2 vòi trứng, nếu 1 vòi trứng bị tắc thì vòi còn lại vẫn có chức năng nhận trứng khi trứng rụng. Điều này giải thích vì sao bệnh nhân bị tắc 1 vòi trứng vẫn có kinh nguyệt và chức năng sinh đẻ bình thường.

40% còn lại sẽ gặp phải hiện tượng rối loạn kinh nguyệt, phổ biến là mất kinh, chậm kinh, rong kinh, rong huyết hoặc vô kinh. Sở dĩ có hiện tượng này là do tắc vòi trứng khiến cho chức năng buồng trứng bị tổn thương, gây rối loạn quá trình chín và rụng trứng. Vì vậy, chị em phụ nữ cần hết sức cảnh giác khi thấy chu kì kinh nguyệt của mình bỗng trở nên bất thường.

Ngoài ra, những trường hợp rối loạn kinh nguyệt khi bị tắc vòi trứng, cũng có thể là do cơ thể thiếu máu, huyết áp thấp, rối loạn đông máu,…sinh ra không đủ máu để hành kinh.

Tắc vòi trứng có thể điều trị được không?

Hiện nay, tắc vòi trứng hoàn toàn có thể điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Tùy thuộc vào mong muốn mang thai trong tương lai của người bệnh và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị thích hợp. Nếu mức độ nhẹ tức là vòi dính ít, còn di động thì bác sĩ sẽ tái tạo lại vòi trứng và kiểm tra khả năng thông tắc. Nhưng nếu tổn thương quá nặng tức là 1 hoặc 2 vòi trứng bị tắc hoàn toàn thì sẽ có khuyến cáo kẹp đốt hay cắt luôn hai vòi để giảm nguy cơ thai ngoài tử cung.

Trong trường hợp phải cắt vòi trứng thì phương pháp thụ tinh ống nghiệm hoặc nuôi trưởng thành trứng trong ống nghiệm sẽ được bác sĩ khuyến cáo cho chị em phụ nữ.

Tắc vòi trứng chiếm 20% các nguyên nhân gây vô sinh – hiếm muộn và chiếm 48% các nguyên nhân gây hiện tượng thai ngoài tử cung. Vì vậy, nếu thấy các triệu chứng như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, hiếm muộn, tăng dịch tiết âm đạo, đau khi giao hợp, rối loạn chức năng tiêu hóa, mệt mỏi, sốt kinh nguyệt,…thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để khám, xét nghiệm sàng lọc xác định bệnh gây những hiện tượng này. Nếu là do tắc vòi trứng thì có hướng điều trị sớm.

Trên đây là những trao đổi của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh về thắc mắc “tắc vòi trứng có kinh nguyệt được không?”. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline hoặc nhấp chọn “Bác sỹ tư vấn” chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Hoặc đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội. Chúng tôi sẵn sàng phục vụ bạn bất cứ khi nào bạn cần chúng tôi.

Đánh giá: 
Bị tắc vòi trứng có kinh nguyệt không?
Điểm trung bình:  8.0 /  10 (  119 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?