Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa bệnh lậu triệt để

Lượt xem: 40645

Có lẽ các bạn cũng đã từng nghe nói rất nhiều về bệnh lậu. Các câu hỏi bệnh lậu là gì?, hay thế nào là bệnh lậu được rất nhiều bạn trẻ quan tâm, và gửi về phòng khám đa khoa Hưng Thịnh.

Bệnh lậubệnh xã hội cực kỳ nguy hiểm, bệnh lậu lây lan và truyền nhiễm chủ yếu qua đường tình dục có thể gặp phải cả ở nam giới và nữ giới, nhất là những người trẻ tuổi có đời sống tình dục mạnh mẽ, nhưng ít kiến thức về chăm sóc sức khỏe và phòng tránh các bệnh nhiễm trùng qua đường tình dục. Vậy, bệnh lậu là gì? Những thông tin cần biết về bệnh lậu như: triệu chứng, biểu hiện cũng như cách chữa bệnh lậu ra sao? Vấn đề đó sẽ được các chuyên gia phòng khám chia sẻ dưới đây.

Bệnh lậu là gì? Những thông tin cần biết về bệnh lậu

Bệnh lậu là gì?

Bệnh lậu là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có tỷ lệ người mắc phải khá cao, chiếm từ 3 – 15% trong tổng số các ca mắc bệnh xã hội hiện nay.

Bệnh lậu được gây ra bởi loại song cầu khuẩn gram âm (-) có tên: Neisseria Gonorrhoeae. Đây là loại song cầu khuẩn được tìm thấy chủ yếu trong tế bào bạch cầu đa nhân và ký sinh trên vật chủ duy nhất là cơ thể người, (chủ yếu tại bộ phận sinh dục, mắt, miệng, hậu môn)

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, song cầu khuẩn trong cơ thể người có sức phát triển mạnh mẽ, do cứ 15 phút lại nhân đôi một lần. Vậy nên sau khi nhiễm bệnh từ 2 – 8 ngày, người bệnh đã có những triệu chứng đầu tiên của bệnh lậu. Khi ra khỏi cơ thể người, lậu cầu khuẩn dễ bị chết trong điều kiện khô, lạnh, hoặc thuốc sát trùng.

Bệnh lậu là một trong những dạng nhiễm trùng qua đường tình dục cực kỳ nguy hiểm có khả năng đe dọa trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh sản của bệnh nhân. Chính vì vậy phát hiện và điều trị bệnh lậu sớm là một trong những vấn đề quan trọng và cần thiết.

Nhận biết những nguyên nhân gây bệnh lậu

Quan hệ tình dục – con đường phổ biến dẫn tới bệnh lậu

Theo các chuyên gia: Quan hệ tình dục là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lậu.

Những người có đời sống tình dục phức tạp, quá nhiều bạn tình và không có những phương pháp phòng tránh bệnh lậu hiệu quả là những người dễ bị mắc bệnh lậu. Đặc biệt, lậu cầu khuẩn không chỉ lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp tại bộ phận sinh dục, mà thông qua những hành vi gần gũi như hôn, hoặc quan hệ bằng miệng, bằng hậu môn… Bạn đều có nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, một số trường hợp chỉ quan hệ với một bạn đời duy nhất vẫn có nguy cơ mắc bệnh lậu. Nguyên nhân là do bạn đời có lối sống tình dục phức tạp và đã bị nhiễm bệnh từ người khác. Sau đó có quan hệ và lây bệnh lậu cho bạn.

Mặc chung đồ dùng cá nhân là một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh lậu

Nếu ra khỏi cơ thể người, trong môi trường ẩm ướt, lậu cầu khuẩn có thể tồn tại được trong thời gian khá dài và đủ để lây truyền sang người khác khi có tiếp xúc.

Chính vì vậy, nếu bạn vô tình mặc chung quần áo, dùng chung khăn mặt, kem đánh răng, bàn chải… với người mắc bệnh lậu, bạn có nguy cơ lây nhiễm bệnh từ họ.

Bệnh lậu lây từ mẹ sang con

Nữ giới mắc bệnh lậu thường được khuyến cáo là không nên mang thai. Ngược lại, nếu nữ giới có ý định mang thai, nên điều trị bệnh lâu triệt để trước.

Đối với những nữ giới mang thai mắc bệnh lậu, các chị em nên lựa chọn con đường sinh mổ để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu cho trẻ nhỏ.

Lậu lây qua tiếp xúc tại các vết thương hở

Lậu cầu khuẩn có thể được lây nhiễm thông qua tiếp xúc giữa các vết thương hở tại bộ phận sinh dục, hoặc những cơ quan bị nhiễm bệnh lậu khác.

Điển hình, nếu bạn động chạm vào vết thương hở tại miệng, mắt, bộ phận sinh dục, hoặc hậu môn của người mắc bệnh lậu. Sau đó dụi mắt, chạm lên miệng, hoặc chạm vào bộ phận sinh dục của mình, cũng có thể là nguyên nhân lây bệnh lậu.

Neisseria Gonorrhoeae song cầu gây bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh lậu

Triệu chứng của bệnh lậu ở nam giới

Theo các chuyên gia, những triệu chứng bệnh lậu ở nam giới được đánh giá là khá điển hìnhdễ phát hiện hơn so với nữ giới. Theo đó, chỉ có khoảng 10% nam giới mắc bệnh lậu không có những triệu chứng cấp tính của bệnh lậu và không được phát hiện.

- Tiểu buốt, tiểu rắt: Theo các chuyên gia, tiểu buốt, tiểu rắt là hai triệu chứng điển hình mà hầu hết bệnh nhân mắc bệnh lậu đều gặp phải. Nguyên nhân là lậu cầu khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể người thường ký sinh tại niệu đạo và gây ra bệnh viêm niệu đạo cấp tính do lậu. Nam giới sẽ thường xuyên có các kích thích buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu ít, chỉ nhỏ giọt, dòng tiểu mỏng và yếu, đau buốt khi đi tiểu.

- Tiết dịch niệu đạo: Trước sự xâm nhập và gây viêm của lậu cầu khuẩn, bạch cầu của cơ thể sẽ được sản xuất nhiều hơn nhằm chống lại sự phát triển của vi khuẩn lậu. Đồng thời, dịch niệu đạo cũng đường tiết ra để cân bằng và ổn định môi trường trong niệu đạo. Xác bạch cầu và lậu cầu khuẩn chết trong niệu đạo sẽ khiến cho dịch niệu đạo chuyển sang màu trắng đục hoặc hơi xanh, khá nhầy và giống với nhựa chuối. Triệu chứng này sẽ rõ rệt hơn vào mỗi buổi sáng khi nam giới vừa ngủ dậy.

- Đau dọc niệu đạo: Đây là tình trạng mà hầu hết nam giới đều gặp phải khi mắc bệnh lậu. Ngoài ra, nếu quan sát bạn sẽ thấy lỗ sáo của mình bị sưng đỏ và ngứa ngáy, khó chịu.

- Rối loạn trong đời sống sinh lý: Nam giới khó có thể quan hệ tình dục được khi đang trong giai đoạn mắc bệnh lậu cấp tính. Vì dương vật thường xuyên trong trạng thái đau buốt, khó chịu, nhất là mỗi khi quan hệ hoặc xuất tinh. Ngoài ra, nam giới còn dễ đối mặt với nguy cơ xuất tinh ra máu. Ở giai đoạn mãn tính, những triệu chứng này có xu hướng giảm nhẹ hơn.

- Một số triệu chứng khác mà nam giới mắc bệnh lậu gặp phải như: Đau bụng dưới, nhức mỏi dọc sống lưng, cơ thể mệt mỏi, nổi hạch tại bẹn và sốt cao.

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Một trong những khó khăn trong việc phát hiện bệnh lậu ở nữ giới là: Những triệu chứng của bệnh lậu ở nữ diễn ra âm thầm, không rõ ràng. Vì chỉ có 10% nữ giới mắc bệnh lậu phát hiện được các triệu chứng sớm của bệnh. 90% còn lại gần như không có dấu hiệu gì.

Một số dấu hiện bệnh lậu điển hình mà nữ giới có thể tham khảo để nhận biết bệnh lậu như sau:

- Rối loạn tiểu tiện: Nữ giới mắc bệnh lậu cũng có những dấu hiệu của bệnh viêm niệu đạo như sau: Thường xuyên buồn đi tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục có mùi hôi. Đôi khi, bạn sẽ thấy có máu, hoặc dây lậu cầu lẫn trong nước tiểu.

- Khí hư tiết ra rất nhiều và thường xuyên, có mùi hôi tanh. Quan sát bạn sẽ thấy khí hư có màu xanh đục.

- Đi khám phụ khoa và soi cổ tử cung sẽ thấy âm đạo và cổ tử cung bị sưng tấy, khí hư bám đầy xung quanh thành âm đạo, âm hộ và cổ tử cung.

- Ngứa ngáy và đau rát tại âm đạo: Nhất là sau khi quan hệ tình dục, cảm giác này còn tăng lên gấp nhiều lần.

- Đau bụng dưới, đau thắt lưng và vùng hố chậu.

- Một số triệu chứng khác thường gặp ở nữ giới mắc bệnh lậu như: Cơ thể mệt mỏi, sốt cao, nôn mửa, nổi hạch bạch huyết tại bẹn.

Triệu chứng bệnh lậu bẩm sinh

Trẻ sơ sinh bị lây nhiễm bệnh lậu từ mẹ, hoặc qua tiếp xúc với những người thân mắc bệnh lậu sẽ gặp phải những triệu chứng điển hình như sau:

- Tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu.

- Tiết dịch mủ vàng tại bộ phận sinh dục.

- Ngứa ngáy và đau rát tại bộ phận sinh dục khiến trẻ thường xuyên quấy khóc.

- Mắt đỏ, mí mắt sưng húp và nhiều rỉ mắt. Một số trẻ còn không thể mở được mắt do rỉ mắt tiết ra quá nhiều và mí mắt sụp.

Triệu chứng, biểu hiện bệnh lậu tại họng

Quan hệ tình dục bằng miệng và dùng chung bàn chải đánh răng, cạo lưỡi với người mắc bệnh là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh lậu họng.

Triệu chứng thường thấy của những bệnh nhân mắc bệnh lậu tại họng là sưng tấy và đau rát tại họng, nhất là mỗi khi nhai hoặc nuốt. Hơi thở có mùi hôi rất khó chịu. Những triệu chứng này dễ bị nhầm lẫn với bệnh viêm họng nên bệnh nhân cần lưu ý.

Triệu chứng bệnh lậu tại mắt

Bệnh lậu mắt thường được gây ra do sử dụng chung khăn mặt với người mắc bệnh lậu, hoặc trẻ sơ sinh nhiễm bệnh lậu thông qua con đường sinh thường khi đi qua cổ tử cung và âm đạo của người mẹ.

Biểu hiện của bệnh lậu mắt như sau: Mắt sưng phù và khó có thể mở được ra. Khóe mắt thường xuyên tiết dịch mủ bám vào hai bên mi mắt. Viêm kết mạc và viêm giác mạc khiến mắt trông đỏ và rất đáng sợ.

Triệu chứng bệnh lậu tại hậu môn

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lậu tại hậu môn là những người có quan hệ đồng giới, hoặc những cặp đôi sử dụng cách quan hệ qua cửa sau.

Khi bị mắc bệnh lậu tại hậu môn, bệnh nhân sẽ thấy những triệu chứng sau:

- Sưng tấy và đau đớn, kèm theo ngứa rát tại hậu môn.

- Mỗi khi đi đại tiện, cảm giác đau đớn càng trở nên rõ rệt hơn. Thậm chí, đau tới phát khóc.

- Thường xuyên chảy dịch mủ trắng tại hậu môn gây ẩm ướt và ngứa ngáy.

- Nếu không được điều trị bệnh nhân còn gặp phải tình trạng đại tiện ra máu.

Tác hại của bệnh lậu như thế nào đối với sức khỏe của bệnh nhân

Bệnh lậu là bệnh xã hộitính chất nguy hiểm cần được sớm loại bỏ ra khỏi đời sống của cộng đồng”. Đó là khẳng định của các chuyên gia phòng khám về mức độ nguy hiểm của bệnh lậu.

Tác hại của bệnh lậu ở nam giới

- Ban đầu, khi mắc bệnh lậu, người bệnh chỉ có những triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo cấp tính. Sau một thời gian, nếu không điều trị bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính với những biểu hiện như: Rối loạn bài tiết nước tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu đục, có mùi hôi, tiết dịch mủ tại niệu đạo, sốt cao, cơ thể mệt mỏi…

- Viêm niệu đạo do lậu kéo dài sẽ dẫn tới việc hình thành các mô sẹo do viêm tại niệu đạo và gây chít hẹp dẫn tới bí tiểu, tiểu khó….

- Ban đầu, địa điểm cư trú của lậu cầu khuẩn là ở niệu đạo. Tuy nhiên, sau một thời gian chúng sẽ gây viêm nhiễm tới những cơ quan khác trong hệ thống tiết niệu như: Bàng quang, tuyến tiền liệt, thận… Từ đó, gây ra nhiều trở ngại đối với hệ bài tiết của bệnh nhân.

- Lậu cầu khuẩn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh đối với nhiều nam giới. Do chúng có thể gây nên các bệnh lý tại đường sinh sản của phái mạnh như: Viêm tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm mào tinh… Đặc biệt, các chuyên gia cũng khuyến cáo: Điều trị bệnh lậu nên được chữa trị sớm. Vì sẽ rất khó có thể khắc phục được những biến chứng đã gây ra bởi bệnh lậu đối với hệ sinh sản của nam giới.

Tác hại của bệnh lậu ở nữ giới

- Lậu cầu khuẩn có thể gây nên tình trạng viêm niệu đạo ở nữ giới. Tuy nhiên, những triệu chứng bệnh lậu nữ không điển hình, nên nữ giới thường bỏ lỡ cơ hội chữa trị bệnh lậu ở giai đoạn cấp tính và dẫn tới nguy cơ mắc bệnh viêm niệu đạo mãn tính. Bệnh viêm niệu đạo mãn tính không được điều trị thường gây ra tình trạng chít hẹp niệu đạo.

- Bệnh lậu là nguyên nhân gây ra các bệnh phụ khoa ở nữ giới như: Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm buồng trứng, viêm ống dẫn trứng…

- Nữ giới mắc bệnh lậu thường đối mặt với nguy cơ vô sinh, hiếm muộn.

- Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu, các chị em có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm của bệnh tác động lên thai kỳ như: Có thai ngoài tử cung, nhiễm khuẩn huyết, sảy thai, sinh non…

Một số biến chứng khác của bệnh lậu đối với bệnh nhân

- Người mắc bệnh lậu mắt thường đối mặt với tình trạng viêm kết mạc, viêm giác mạc, nếu không điều trị có thể dẫn tới bệnh mù lòa.

- Bệnh lậu hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tại hậu môn và trực tràng khiến bệnh nhân dễ gặp phải hiện tượng đau đớn, chảy dịch mủ, chảy máu tại hậu môn, nhất là khi đi đại tiện.

- Bệnh lậu họng có thể gây nên tình trạng viêm họng, viêm amidan.

- Đặc biệt, nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy: Bệnh nhân mắc bệnh lậu có nguy cơ mắc bệnh HIV cao hơn so với những người bình thường khác.

- Ngoài ra, bệnh lậu còn gây ra nhiều trở ngại đến đời sống vợ chồng hai bạn và là nguyên nhân dẫn tới tan vỡ hạnh phúc gia đình của các cặp đôi.

Cách phòng tránh bệnh lậu

Cách tốt nhất để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh lậu chính là bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân khỏi những nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh. Đồng thời, xây dựng chế độ sống và sinh hoạt lành mạnh, tích cực tuyên truyền và vận động các giải pháp phòng tránh bệnh đối với những người xung quanh.

- Xây dựng đời sống tình dục lành mạnh: Thủy chung trong quan hệ vợ chồng và vận động người bạn đời của mình cùng xây dựng lối sống tình dục lành mạnh đó.

- Hạn chế sử dụng các loại đồ dùng cá nhân như: Quần áo, khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng… với những người khác, nhất là những người lạ.

- Vệ sinh sạch sẽ tại bộ phận sinh dục, nhất là trước và sau khi quan hệ tình dục.

- Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những vết thương hở của người khác khi chưa có đồ bảo hộ, nhất là những vết thương tại bộ phận sinh dục (trừ trường hợp khẩn cấp)

- Nữ giới mắc bệnh lậu không nên mang thai. Nếu lỡ có mang thai nên lựa chọn phương pháp sinh mổ để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh lậu cho thai nhi.

Cách chữa trị bệnh lậu

Theo các chuyên gia, bệnh lậu hoàn toàn có thể điều trị được nếu bệnh nhân sớm phát hiện các triệu chứng ngay từ giai đoạn đầu của bệnh và điều trị ngay từ đầu. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa trị bệnh lậu. Điều này gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong việc lựa chọn phương pháp phù hợp.

Sau đây, các chuyên gia sẽ giới thiệu một số phương pháp chữa trị bệnh lậu được áp dụng phổ biến để bạn cùng tham khảo như sau:

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc

Có hai hình thức sử dụng thuốc chủ yếu trong chữa trị bệnh lậu là thuốc uống và thuốc tiêm.

Theo các chuyên gia, thuốc điều trị bệnh lậu được đánh giá là giải pháp khá đơn giản và tiện lợi nên được nhiều bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chủ yếu được sử dụng với những bệnh nhân mắc bệnh lậu giai đoạn đầu.

Thuốc điều trị bệnh lậu chủ yếu là các loại thuốc kháng sinh có tác dụng chống lại sự phát triển của lậu cầu khuẩn trong cơ thể. Từ đó, dẫn tới tiêu diệt lậu cầu khuẩn. Tuy nhiên thuốc không có ý nghĩa trong việc khắc phục các biến chứng của bệnh đã gây ra cho cơ thể. Đồng thời, không phá hủy được cấu trúc AND của vi khuẩn và tăng sức đề kháng của cơ thể. Chính vì vậy, sau điều trị, bệnh nhân có thể bị tái nhiễm bệnh lậu.

Các chuyên gia khuyến cáo: Bệnh nhân tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh lậu khi chưa có sự chỉ dẫn của các bác sĩ chuyên khoa. Tốt nhất nên chữa trị bệnh lậu với một phác đồ duy nhất để phòng tránh nguy cơ nhờn thuốc.

Khi bệnh lậu chuyển sang giai đoạn mãn tính, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh lậu chủ yếu khắc chế các triệu chứng của bệnh và ít có ý nghĩa trong việc chữa trị triệt để bệnh lậu.

Điều trị bệnh lậu bằng phương pháp DHA

Đây là phương pháp chữa trị bệnh xã hội tiến tiến và hiện đại nhất hiện nay trong việc chữa trị bệnh lậu. Phương pháp này sử dụng kỹ thuật nhiệt điện trường kết hợp với bức xạ nhiệt và kỹ thuật điện dung nhằm tác động trực tiếp tới các ổ bệnh. Tiêu diệt tận gốc lậu cầu khuẩn cùng với cấu trúc và nguyên thể ADN của chúng. Từ đó, làm giảm các triệu chứng bệnh lậu, chữa trị bệnh lậu triệt để và ngăn ngừa nguy cơ tái phát.

Theo một thống kê của các chuyên gia, áp dụng phương pháp DHA trong chữa trị bệnh lậu cho hiệu quả lên tới 95%. Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy hài lòng với phương pháp chữa trị này.

Ngoài ra, một ưu điểm nổi trội của phương pháp DHA đối với việc chữa trị bệnh lậu là phương pháp này có tác dụng trong việc thúc đẩy sản xuất tế bào mới, tái tạo tế bào bị tổn thương và ngăn chặn sự phát triển của mầm bệnh. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chữa trị và phòng tránh nguy cơ tái phát bệnh lậu.

Phương pháp DHA trong điều trị bệnh lậu được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các bệnh viện, phòng khám hiện nay.

Trên đây là toàn bộ các thông tin mà người bệnh cần nắm rõ khi bị hoặc nghi ngờ bị bệnh lậu như: bệnh lậu là gì, triệu chứng bệnh lậu cũng như các cách điều trị bệnh lậu chủ yếu hiện nay.

 

Đánh giá: 
Bệnh lậu là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách chữa bệnh lậu triệt để
Điểm trung bình:  7.3 /  10 (  236 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?