Những triệu chứng bệnh giang mai thường thấy

Lượt xem: 20176

Bệnh giang mai là căn bệnh nguy hiểm dễ lây lan ra toàn xã hội nếu không có những biện pháp ngăn chặn kịp thời. Những triệu chứng bệnh giang mai lúc rầm rộ lúc lại diễn biến âm thầm khiến người bệnh lúc hoang mang, lúc lại chủ quan rằng bệnh đã khỏi và làm cho công tác điều trị bệnh càng gặp nhiều khó khăn.

Những triệu chứng bệnh giang mai thường thấy

Ở trên thế giới, cụ thể là ở Châu Âu bệnh giang mai đã xuất hiện từ thế kỷ 16 và bùng phát thành dịch. Tại Việt Nam bệnh giang mai “ghé thăm” từ thế kỷ 18 thời kỳ Vua Gia Long. Mặc dù lịch sử bệnh giang mai có từ rất lâu nhưng mãi đến năm 1905 thì người ta mới tìm ra xoắn khuẩn nhạt (Treponema pallidum)- xoắn khuẩn gây bệnh giang mai.

Bệnh giang mai phát triển theo các thời kỳ, gồm có 3 thời kỳ chính và 1 thời kỳ tiềm ẩn. Dựa theo từng thời kỳ mà những triệu chứng của bệnh giang mai cũng có những thay đổi khác nhau. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về các triệu chứng bệnh giang mai thường thấy.

Triệu chứng của bệnh giang mai theo giai đoạn

Thời kỳ đầu của bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh:

Tùy theo cơ địa mỗi người mà có thể là 3-4 tuần cho đến 3 tháng mới xuất hiện những triệu chứng của bệnh đó là săng giang mai hay vết trợt dài. Vết trợt này màu đỏ tươi, không đau, không ngứa, có vảy, hình tròn hay bầu dục và xuất hiện trên các bộ phận điển hình của cả nam và nữ như sau:

- Ở nữ giới: Săng giang mai thường thấy xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm vật, âm đạo, cổ tử cung. Ngoài ra còn có thể xuất hiện ở họng, lưỡi, mội, trán, vú, ngón tay khi có tiếp xúc vết thương hở tại những vùng này với xoắn khuẩn giang mai.

- Ở nam giới: Săng giang mai có ở quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật, da bìu, miệng sáo, ở quanh hậu môn trực tràng nếu có quan hệ đồng giới.

Vài ngày khi săng giang mai hình thành thì bệnh nhân sẽ thấy xuất hiện hạch thành chùm ở bẹn nhưng không đau đớn gì cả. Nếu được điều trị kịp thời thì các vết trợt này sẽ hết và bệnh nhân ở thời kỳ đầu này rất dễ dàng khỏi bệnh. Tuy nhiên nếu không được điều trị thì vết trợt cũng sẽ tự biến mất và bắt đầu bệnh chuyển tiếp sang thời kỳ thứ hai.

Thời kỳ thứ hai

Thời kỳ này, thường có những triệu chứng sau 6-8 tuần xuất hiện săng giang mai. Xoắn khuẩn đi vào máu và gây những tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể người bệnh nhưng chưa phá vỡ những tổ chức bởi thế nếu được điều trị đúng cách và kịp thời thì người bệnh vẫn có thể thoát khỏi chứng bệnh đáng sợ này.

Các bác sĩ phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh cho biết, thời kỳ thứ hai này, nguy cơ lây nhiễm rất mạnh bởi hầu hết tất cả những tổn thương đều có chứa xoắn khuẩn giang mai.

Tính chất chung của tổn thương thời kỳ thứ hai này là các triệu chứng lan tỏa toàn thân, không đau và không ngứa. Một số trường hợp có biểu hiện sốt, khản giọng, đau cơ xương. Đa phần các biểu hiện sẽ nhìn thấy rõ rệt trên bề mặt da: ban đào, các nốt sẩn, sẩn mủ.

Các triệu chứng của bệnh giang mai thường thấy ở thời kỳ thứ hai này sẽ chỉ có trong vài tuần và giang mai lui vào thời kỳ tiềm ẩn.

Thời kỳ tiềm ẩn

Sẽ không có bất cứ triệu chứng gì, phải vài tháng sau giang mai mới tái phát lại những triệu chứng (giai đoạn giang mai kín sớm). Nhưng sau đó các triệu chứng cũng lại sẽ tự tiêu biến và chuyển sang giai đoạn giang mai kín muộn, giai đoạn này có thể kéo dài vài năm có khi cả đời.

Ở giang mai kín sớm bệnh giang mai vẫn tiếp tục lây lan cho người khác qua đường tình dục, đường máu hay từ mẹ sang con. Còn giai đoạn giang mai kín muộn thì sẽ không lây lan nữa nhưng vẫn ảnh hưởng tới thai nhi.

Thời kỳ thứ 3 (thời kỳ cuối)

Tổn thương nặng và các tổ chức bị phá hủy, gây ra những nguy hiểm nặng nề cho người bệnh, không thể phục hồi được và tỷ lệ tử vong rất lớn. Những tổn thương khu trú thường có trên bề mặt da và đi sâu trong xương, khớp dẫn tới một loạt các bệnh về tim, gan, thần kinh, hệ tiệu hóa…

Bệnh giang mai khi đã ở thời kỳ cuối rất khó khăn để chữa trị. Hy vọng rằng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết hơn về những triệu chứng bệnh giang mai thường thấy. Nếu bạn cần tư vấn trực tiếp hãy gọi tới số hotline: 0386.977.199 hoặc bạn có thể đến khám tại Phòng khám Hưng Thịnh Số 380 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.

Đánh giá: 
Những triệu chứng bệnh giang mai thường thấy
Điểm trung bình:  7.2 /  10 (  108 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai kín Làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai kín
    Bệnh giang mai kín hay còn gọi là giang mai giai đoạn tiềm ẩn. Trong các giai đoạn của bệnh giang mai thì luôn có một khoảng thời gian bệnh không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào và y học gọi...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai bẩm sinh Bệnh giang mai bẩm sinh
    Bệnh giang mai bẩm sinh: Ám ảnh con cái của mình bị giang mai là một trong những ám ảnh khủng khiếp nhất với những bệnh nhân bị mắc giang mai. Nhiều bệnh nhân đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở nam giới và những điều cần biết Bệnh giang mai ở nam giới và những điều cần biết
    Bạn là nam giới? Bạn đã biết tới bệnh giang mai ở nam giới nhưng chưa hiểu rõ về bệnh? Bạn đang lo lắng khi cơ thể có những biểu hiện bất thường? Bạn đang muốn biết mình có bị mắc căn...
    Xem chi tiết
  • Khám bệnh giang mai ở đâu tốt Khám bệnh giang mai ở đâu tốt
    Phần lớn là do quan hệ tình dục bừa bãi mà nhiều người bị  nhiễm giang mai. Hiện nay cả xã hội vẫn đang có những tuyên truyền, vân động về việc khám chữa kịp thời căn bệnh tình dục...
    Xem chi tiết
  • Cách phát hiện bệnh giang mai Cách phát hiện bệnh giang mai
    Tàn phế, suy tim, vỡ động mạch chủ, vô sinh – hiếm muộn, tử vong,… là những biến chứng nguy hiểm nếu giang mai không được phát hiện kịp thời. Muốn điều trị giang mai sớm, đúng phương...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Bệnh giang mai lây qua đường nào? Là thắc mắc của không ít người, vì ai cũng nghĩ rằng căn bệnh xã hội nguy hiểm này chỉ lây nhiễm qua đường tình dục. Ít ai biết rằng giang mai còn có khả...
    Xem chi tiết