Giang mai là gì - Bệnh giang mai là gì?

Lượt xem: 20125

Bệnh giang mai là gì? Bệnh giang mai là bệnh lây qua đường tình dục, bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum hay còn được gọi là xoắn khuẩn giang mai gây ra.

Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai chủ yếu lây qua đường tình dục, chính vì thế nên giang mai là một bệnh xã hội khá phổ biến trong xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng có cái nhìn, hiểu đúng về bệnh giang mai. Phòng khám phụ khoa sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh này.

Giang mai là một bệnh xã hội cực kì nguy hiểm, bệnh có thể ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều cơ quan trong cơ thể nếu không được điều trị đúng cách.

Nguyên nhân gây ra bệnh

- Như đã nêu ở trên, giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây ra, trước tiên gây cho da và niêm mạc, sau vào các phủ tạng như tổ chức dưới da, xương, thần kinh và tim mạch.
- Giang mai bẩm sinh có nguyên nhân từ mẹ lây sang con khi mang thai.
- Lây truyền qua đường tình dục, qua truyền máu và từ mẹ sang con.

Triệu trứng, diễn biến của bệnh giang mai

Thời gian ủ bệnh trung bình từ 2 đến 4 tuần, sau đó bệnh giang mai diễn biến theo ba giai đoạn:

1. Giai đoạn 1

Ở giai đoạn này, bệnh giang mai có biểu hiện chính là vết loét giang mai tại bộ phận sinh dục như ở quy đầu ở nam giới, môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung ở nữ giới. Vết loét này thường không gây ra ngứa, đau, có thể tự biến đi sau 6 đến 8 tuần lễ kể cả không điều trị, dễ làm người bệnh hiểu nhầm đã khỏi bệnh... Đặc điểm chính của vết loét là nông, có hình dạng tròn hoặc bầu dục có màu đỏ. Đáy vết loét thâm nhiễm cứng và kèm theo nổi hạch hai bên vùng bẹn. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn này có vai trò quyết định trong việc điều trị.

2. Giai đoạn 2

Giai đoạn này có rất nhiều biểu hiện khác nhau, xảy ra từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1. Chủ yếu biểu hiện bằng các tổn thương trên da với các nốt ban màu hồng như hoa đào (đào ban), vết sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc, có sự biểu hiện nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn giang mai.. Da có thể nổi đỏ bất cứ chỗ nào trên cơ thể, nhưng thường nhất là trên bụng, bộ phận sinh dục, lòng bàn tay, và gót chân. Người bệnh có thể không để ý thấy chỗ da nổi đỏ, nhưng vẫn có thể truyền bệnh sang người khác.

3. Giai đoạn 3

Trong thời kỳ thứ ba hay thời kỳ cuối, nếu không điều trị thì giang mai có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng có thể đưa đến tử vong. Giai đoạn này có thể xảy ra khoảng 3-15 năm sau những triệu chứng của giai đoạn 1 và được chia thành ba hình thức khác nhau: giang mai thần kinh (6,5%), giang mai tim mạch (10%) và củ giang mai (15%). Những người bị bệnh giang mai giai đoạn này không lây bệnh.

Ngoài 3 giai đoạn trên, còn có một giai đoạn nữa gọi là giai đoạn tiềm ẩn. Ở giai đoạn này, người bệnh không có triệu trứng hay biểu hiện gì. Sau khi da hết nổi đỏ, nếu không được điều trị, bệnh sẽ tiến đến thời kỳ âm ỉ hay ngầm của bệnh giang mai. Thời kỳ âm ỉ có thể kéo dài từ 3 năm đến 30 năm. Giai đoạn này xuất hiện trước giai đoạn thứ 3.

Biến trứng của bệnh giang mai

Nếu không điều trị thì có thể đưa đến các biến chứng thần kinh như mất thính lực và thị lực, hoặc chóng mặt trong và sau thời kỳ thứ 2. Sau nhiều năm bệnh này có thể gây ra các biến chứng như hư não, tim và các bộ phận khác trong cơ thể người bệnh dẫn đến tử vong. Thai nhi bị nhiễm giang mai có thể làm sinh non, em bé có các chứng bất thường, hoặc chết trong bụng mẹ.

Cách điều trị giang mai.

Trong bất cứ thời kỳ nào cũng có thể điều trị giang mai bằng thuốc trụ sinh. Điều trị bằng thuốc trụ sinh không đảo ngược được mức tàn phá của giang mai trong thời kỳ cuối hay thứ ba, nhưng có thể tránh bị tác hại thêm. Sau khi điều trị, người bệnh phải được thử máu để chắc chắn cách điều trị có hiệu quả.

Phòng bệnh giang mai như thế nào?

Hiện nay vẫn chưa vác xin chủng ngừa có hiệu quả cho công tác phòng chống. Không nên quan hệ tình dục hay tiếp xúc vật lý trực tiếp với một người bị bệnh để tránh lây truyền bệnh giang mai, có thể sử dụng bao cao su đúng cách, tuy nhiên vẫn có thể không hoàn toàn an toàn. Giang mai không lây qua nhà vệ sinh, các hoạt động hàng ngày, bồn tắm, hay dụng cụ ăn uống hoặc quần áo.

Đánh giá: 
Giang mai là gì - Bệnh giang mai là gì?
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  137 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai kín Làm thế nào để phát hiện bệnh giang mai kín
    Bệnh giang mai kín hay còn gọi là giang mai giai đoạn tiềm ẩn. Trong các giai đoạn của bệnh giang mai thì luôn có một khoảng thời gian bệnh không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào và y học gọi...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai bẩm sinh Bệnh giang mai bẩm sinh
    Bệnh giang mai bẩm sinh: Ám ảnh con cái của mình bị giang mai là một trong những ám ảnh khủng khiếp nhất với những bệnh nhân bị mắc giang mai. Nhiều bệnh nhân đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai ở nam giới và những điều cần biết Bệnh giang mai ở nam giới và những điều cần biết
    Bạn là nam giới? Bạn đã biết tới bệnh giang mai ở nam giới nhưng chưa hiểu rõ về bệnh? Bạn đang lo lắng khi cơ thể có những biểu hiện bất thường? Bạn đang muốn biết mình có bị mắc căn...
    Xem chi tiết
  • Khám bệnh giang mai ở đâu tốt Khám bệnh giang mai ở đâu tốt
    Phần lớn là do quan hệ tình dục bừa bãi mà nhiều người bị  nhiễm giang mai. Hiện nay cả xã hội vẫn đang có những tuyên truyền, vân động về việc khám chữa kịp thời căn bệnh tình dục...
    Xem chi tiết
  • Cách phát hiện bệnh giang mai Cách phát hiện bệnh giang mai
    Tàn phế, suy tim, vỡ động mạch chủ, vô sinh – hiếm muộn, tử vong,… là những biến chứng nguy hiểm nếu giang mai không được phát hiện kịp thời. Muốn điều trị giang mai sớm, đúng phương...
    Xem chi tiết
  • Bệnh giang mai lây qua đường nào? Bệnh giang mai lây qua đường nào?
    Bệnh giang mai lây qua đường nào? Là thắc mắc của không ít người, vì ai cũng nghĩ rằng căn bệnh xã hội nguy hiểm này chỉ lây nhiễm qua đường tình dục. Ít ai biết rằng giang mai còn có khả...
    Xem chi tiết