Bệnh giang mai bẩm sinh

Lượt xem: 18889

Bệnh giang mai bẩm sinh: Ám ảnh con cái của mình bị giang mai là một trong những ám ảnh khủng khiếp nhất với những bệnh nhân bị mắc giang mai. Nhiều bệnh nhân đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để hỏi về bệnh giang mai bẩm sinh. Để người đọc có được những thông tin chính xác nhất về bệnh giang mai bẩm sinh, chúng tôi đã nhờ các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh giải đáp những vấn đề xung quanh bệnh giang mai bẩm sinh.

Bệnh giang mai bẩm sinh

Thưa các chuyên gia của phòng khám phụ khoa Hưng Thịnh, cháu đã lấy kết hôn và có thai được gần 5 tháng. Gần đây trên cơ thể cháu thường xuyên xuất hiện các nốt ban đỏ nàu hồng và bộ phận sinh dục của cháu có thấy các vết loét nông hình tròn. Cháu đi khám thì phát hiện mình bị giang mai. Cháu có đọc một số tài liệu thì thấy giang mai có thể lây từ mẹ sang con và hình thành bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh. Hai vợ chồng cháu rất lo lắng cho sức khỏe của thai nhi. Các bác sĩ có thể vui lòng cho cháu biết thêm các kiến thức về bệnh giang mai bẩm sinh. Cháu xin cảm ơn! (L.H - Thái Nguyên)

Bạn L.H thân mến! rất cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Sau đây chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?

Giang mai bẩm sinh là bệnh do xoắn khuẩn giang mai lây từ mẹ sang con, qua nhau thai trong thời gian thai kỳ. Bệnh giang mai không phải là bệnh di truyền nhưng thông qua sự tiếp xúc của tuần hoàn máu giữa mẹ và con, xoắn khuẩn giang mai có khả năng lây sang bào thai. Khi bị nhiễm giang mai, đứa trẻ hoàn toàn có khả năng bị chết lưu, sảy thai, đẻ non hoặc mắc phải các dị tật khi sinh ra.

Nguyên nhân bệnh giang mai bẩm sinh

Có hai nguyên nhân chính gây bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ như sau:

- Người mẹ bị giang mai, sẽ truyền soắn khuẩn giang mai sang cho con thông qua nhau thai do sự trao đổi chất trực tiếp của mẹ sang con.

- Thông qua sinh thường, soắn khuẩn giang mai tồn tại trong âm đạo của mẹ có thể lây sang con.

Biểu hiện của bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ

Trẻ bị giang mai khi mới sinh ra đã xuất hiện nhiều biểu hiện cụ thể và tương đối dễ nhận biết. Tuy nhiên không giống như những người bị nhiễm giang mai thông thường, trẻ bị giang mai thường không có giai đoạn phát bệnh 1 mà nhanh chóng chuyển sang giai đoạn 2 và 3 với các biểu hiện cụ thể sau:

- Trẻ thường nhỏ hơn, cân nặng và chiều cao cũng thấp hơn so với những trẻ khác. Da của trẻ nhăn nheo và có màu vàng. Trẻ thường có bụng to, gan to, nách to. Trẻ có thể chết bất thình lình nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời

- Trên vùng da ở khắp cơ thể xuất hiện nhiều vết ban hồng có thể tự khỏi và không để lại sẹo

- Xuất hiện nhiều nốt mọng nước ở khắp lòng bàn chân và bàn tay. Trên da cũng xuất hiện các nốt sùi và viêm loét nhỏ.

- Bộ phận sinh dục và hậu môn của trẻ thường bị lở loét và luôn trong tình trạng ướt át.

- Có nhiều hạt tròn dưới da như các hạch. Các hạt tròn này to dần và vỡ loét có để lại sẹo.

- Trẻ có thể bị hở hàm ếch.

- Khi khám các bác sĩ sẽ phát hiện ra trẻ bị viêm xương sụn và thường xuyên bị đau đầu xương dài. Thậm chí có thể bị liệt do đầu xương rời khỏi thân xương.

Phòng tránh và điều trị bệnh giang mai bẩm sinh

Theo các chuyên gia của phòng khám Hưng Thịnh đối với những phụ nữ mắc bệnh giang mai, thì nên điều trị bệnh triệt để trước khi có thai để tránh gây ra những tổn hại cho thai nhi.

Các mẹ có dấu hiệu của bệnh giang mai khi đang trong giai đoạn thai kỳ thì phải nhanh chóng tới ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị, bởi các bác sĩ chuyên khoa trong lĩnh vực bệnh xã hội. Nhằm điều trị giang mai càng sớm càng tốt để nhanh chóng khỏi bệnh và ngăn ngừa khả năng lây bệnh sang thai nhi.

Đứa trẻ do mẹ bị giang mai sinh ra phải nhanh chóng tiến hành các xét nghiệm để xem có chứa soắn khuẩn giang mai trong người hay không? Nếu như có, phải tiến hành ngay các phương pháp điều trị triệt để.

Nếu xét nghiệm trong trẻ không có soắn khuẩn giang mai thì phải liên tục kiểm tra mỗi tháng một lần đến tháng thứ 6. Nếu sau 6 tháng kiểm tra, trẻ không có dấu hiệu của giang mai bẩm sinh và xét nghiệm không thấy giang mai, thì có thể loại trừ được khả năng bị nhiễm giang mai bẩm sinh.

Bạn L.H và bạn đọc đọc thân mến! hi vọng những chia sẻ của các chuyên gia ở phòng khám Hưng Thịnh, sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và khả năng phòng vệ cho con yêu của mình bệnh giang mai bẩm sinh. Nếu bạn còn những băn khoăn, chia sẻ hãy gọi cho chúng tôi theo số điện thoại: 0386.977.199 – các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh luôn sẵn sàng tư vấn và chia sẻ với bạn các vấn đề về sức khỏe và hạnh phúc gia đình bạn.

Đánh giá: 
Bệnh giang mai bẩm sinh
Điểm trung bình:  7.4 /  10 (  97 lượt đánh giá )
Chia sẻ: 

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?